Công ty lừa đảo (Bucket Shop) là gì? Cách thức hoạt động của công ty lừa đảo
Công ty lừa đảo
Khái niệm
Công ty lừa đảo trong tiếng Anh là Bucket Shop.
Công ty lừa đảo là công ty môi giới tham gia vào các hoạt động kinh doanh phi đạo đức.
Trong lịch sử, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các công ty cho phép khách hàng của họ sử dụng mức đòn bẩy cao nguy hiểm để chơi cổ phiếu.
Gần đây, thuật ngữ này để chỉ các công ty thu lợi nhuận từ các giao dịch của khách hàng mà khách hàng không biết.
Đặc trưng của các công ty lừa đảo
Công ty lừa đảo là công ty môi giới có xung đột lợi ích rõ ràng với khách hàng và không được khách hàng thừa nhận . Các công ty lừa đảo hoạt động như các nhà đánh bạc, trong đó khách hàng được khuyến khích sử dụng đòn bẩy để đầu cơ giá cổ phiếu trong tương lai.
Khi khách hàng thu được lợi nhuận từ các giao dịch của mình, các công ty lừa đảo sẽ quảng cáo phần lợi nhuận này để tuyển thêm khách hàng mới.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, khách hàng sẽ phải đối mặt với tổn thất lớn hoặc thậm chí mất toàn bộ. Phần tổn thất này sẽ bị các công ty lừa đảo này hưởng lợi.
Các công ty lừa đảo trở nên phổ biến vào cuối những năm 1800 khi sự phát triển của công nghệ truyền thông như điện báo, cho phép suy đoán kịp thời giá cổ phiếu.
Cách thức hoạt động của công ty lừa đảo
Trong quá khứ, sau khi thực hiện giao dịch của suốt ngày, các công ty lừa đảo sẽ ném vé giao dịch vào một cái xô. Sau khi trộn các vé lại với nhau, công ty sau đó sẽ phân bổ các giao dịch thắng và thua cho các khách hàng cụ thể dựa trên đánh giá của họ về việc khách hàng nào có thể tạo ra lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng chính xác hơn để chỉ các công ty môi giới thu lợi bất chính từ giao dịch của khách hàng.
Cụ thể, công ty môi giới sẽ có hành vi lừa dối khách hàng về giá thực tế mà giao dịch được yêu cầu thực hiện và sử dụng sự chênh lệch giá để kiếm lợi từ giao dịch của họ.
Ví dụ thực tế về công ty lừa đảo
Để minh họa trường hợp lừa đảo, hãy xem xét trường hợp giả sử khách hàng yêu cầu mua 1.000 cổ phiếu với giá 20 USD/cổ phiếu. Một công ty môi giới lừa đảo có thể nói với khách hàng rằng cổ phiếu được mua với giá 20 USD, trong khi thực tế họ được mua với giá 19 USD.
Chênh lệch 1 USD trên mỗi cổ phiếu sẽ được nhà môi giới bỏ túi dưới dạng lợi nhuận, mà không tiết lộ sự thật này cho khách hàng. Thực tế, nhà môi giới đã lấy lợi nhuận trị giá 1.000 USD từ khách hàng.
Loại giao dịch này được gọi là lừa đảo, và các công ty tham gia vào nó là các công ty lừa đảo .
(Theo Investopedia)