|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công nghệ độc quyền (Proprietary Technology) là gì? Làm thế nào để bảo vệ công nghệ độc quyền?

16:03 | 17/04/2020
Chia sẻ
Công nghệ độc quyền (tiếng Anh: Proprietary Technology) là bất kì sự kết hợp các qui trình, công cụ hoặc hệ thống kết nối nào liên quan đến nhau, là tài sản của một doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Công nghệ độc quyền (Proprietary Technology) là gì? Làm thế nào để bảo vệ công nghệ độc quyền? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Tris Pharma)

Công nghệ độc quyền

Khái niệm

Công nghệ độc quyền trong tiếng Anh là Proprietary Technology.

Công nghệ độc quyền là bất kì sự kết hợp các qui trình, công cụ hoặc hệ thống kết nối nào liên quan đến nhau, là tài sản của một doanh nghiệp hoặc cá nhân. Những sự kết hợp này cung cấp một lợi ích hoặc lợi thế cạnh tranh cho chủ sở hữu các công nghệ độc quyền. 

Các công ty có khả năng phát triển các công nghệ độc quyền hữu ích trong nội bộ được hưởng một tài sản có giá trị và có thể sử dụng độc quyền hoặc thu lợi từ việc bán giấy phép công nghệ của họ cho những bên khác. 

Cũng có thể trả tiền để có quyền truy cập vào các công nghệ độc quyền có giá trị. Tuy nhiên, lựa chọn này thường tốn kém hơn và đi kèm với những hạn chế lớn hơn trong việc sử dụng các công nghệ cơ bản. 

Đặc điểm của công nghệ độc quyền

Công nghệ độc quyền liên quan đến một ứng dụng, công cụ hoặc hệ thống dành riêng cho doanh nghiệp. Chúng thường được phát triển và sử dụng bởi chủ sở hữu trong nội bộ để sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho người dùng cuối hoặc khách hàng. Trong các trường hợp khác, chúng có thể được cung cấp cho người dùng cuối hoặc khách hàng đi kèm với một khoản chi phí. 

Trong một số ngành công nghiệp, công nghệ độc quyền là chìa khóa quyết định thành công. Được bảo mật cẩn thận trong một tập đoàn, chúng được bảo vệ một cách hợp pháp bởi bằng sáng chế và bản quyền. Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành dựa trên tri thức, sở hữu trí tuệ có thể chiếm phần lớn tài sản trên bảng cân đối kế toán của họ. Đối với các doanh nghiệp này, các nhà đầu tư và các bên quan tâm sẽ nỗ lực để đánh giá và định giá công nghệ độc quyền và đóng góp của nó cho kết quả kinh doanh. 

Bởi vì chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) là một chìa khóa để thành công trong âm thầm, nhiều doanh nghiệp không cởi mở đưa ra gợi ý cho những gì họ đang làm ở phía sau. Các nhà phân tích và nhà đầu tư cố gắng tìm ra những đột phá không được tiết lộ trong các công nghệ độc quyền của công ty, để họ cũng có thể tận dụng các tài khoản đầu tư độc quyền. 

Các loại công nghệ độc quyền

Công nghệ độc quyền có nhiều hình thức và phụ thuộc vào bản chất của doanh nghiệp sở hữu nó. Nó có thể là một tài sản hữu hình và vô hình được phát triển và sử dụng bởi tổ chức đó. 

Ví dụ, một công ty có thể sở hữu hệ thống dữ liệu của riêng mình. Chẳng hạn, các tổ chức tài chính phát triển các hệ thống nội bộ của riêng họ để thu thập và xử lí dữ liệu được sử dụng trong nội bộ. Các hệ thống này có thể tồn tại trong một chi nhánh ngân hàng, nơi nhân viên nhập thông tin khi khách hàng tới để thực hiện giao dịch ngân hàng tại quầy giao dịch. 

Các công ty cũng có thể phát triển phần mềm của riêng họ. Phần mềm độc quyền trái ngược với phần mềm miễn phí (phần mềm không có giới hạn đối với người sử dụng phần mềm). Quyền sở hữu của nó được giới hạn cho các nhà xuất bản hoặc nhà phân phối. Một số điều kiện phải được đáp ứng trước khi chủ sở hữu cho phép người dùng cuối truy cập vào phần mềm. Ví dụ, một công ty dịch vụ thuế có thể tính phí cho khách hàng khi sử dụng phần mềm của họ để hoàn thành tờ khai thuế.

Những lợi thế của một số công nghệ độc quyền là rõ ràng, tuy nhiên cũng có những thứ không quá rõ ràng. Chúng đôi khi chỉ là sự "xào nấu" từ một công nghệ gốc, và nỗ lực che đậy bằng vỏ bọc "đổi mới". 

Công nghệ độc quyền cũng là một phần rộng lớn của ngành công nghệ sinh học. Giả sử một công ty trong ngành này phát triển thành công một loại thuốc mới để điều trị một căn bệnh nặng. Bằng cách cấp bằng sáng chế cho quá trình, phương pháp và kết quả cuối cùng của thuốc, công ty có thể gặt hái những phần thưởng đáng kể từ những nỗ lực phát triển công nghệ độc quyền của mình. 

Bảo vệ công nghệ độc quyền

Các công ty cố gắng hết sức để bảo vệ công nghệ độc quyền của họ. Thế nhưng sau tất cả, các tổ chức dành rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để phát triển bí quyết cho các sản phẩm và dịch vụ của họ. Không giành thời gian để bảo vệ quyền lợi của mình có thể gây ra hiểm họa cho hoạt động của công ty.

Bởi vì nó rất có giá trị, công nghệ độc quyền luôn có rủi ro. Như đã đề cập ở trên, các công ty có thể tự bảo vệ mình bằng cách đăng kí bằng sáng chế và bản quyền về công nghệ độc quyền của họ. Những thứ này cung cấp cho chủ sở hữu quyền đối với tài sản trí tuệ và ngăn chặn người khác sao chép các sáng kiến.

Nhân viên có thể làm lộ hoặc chia sẻ nó với những người khác, kể cả đối thủ cạnh tranh, một cách tình cờ hoặc cố ý, hoặc vi phạm dữ liệu có thể xảy ra, làm lộ bí mật thương mại cho tin tặc. Vậy làm thế nào để các công ty tự bảo vệ mình khỏi những hành động khó lường này?

Nhiều tập đoàn kiểm soát và/hoặc giới hạn nhân viên truy cập dữ liệu. Nhân viên cũng có thể được yêu cầu kí thỏa thuận bảo mật thông tin (NDAs), một thỏa thuận cung cấp cho người sử dụng lao động quyền truy đòi pháp lí nếu thông tin nội bộ, bí mật bị chia sẻ ra bên ngoài. Các công ty cũng có thể cần phải liên tục cập nhật hệ thống bảo mật của mình để đảm bảo không có vi phạm dữ liệu, phơi bày bí mật của họ cho các bên thứ ba.

(Theo Investopedia)

Ích Y

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.