|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công lệnh tốc độ là gì? Qui định về công lệnh tốc độ

09:25 | 25/12/2019
Chia sẻ
Công lệnh tốc độ (tạm dịch: Maximum Speed Order) là qui định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy.
Công lệnh tốc độ là gì? Qui định về công lệnh tốc độ - Ảnh 1.

Công lệnh tốc độ (Maximum Speed Order) (Ảnh: Daily Hive)

Công lệnh tốc độ (Maximum Speed Order)

Công lệnh tốc độ - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Maximum Speed Order.

Công lệnh tốc độ là qui định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt. (Theo Luật Đường sắt năm 2017)

Nội dung của công lệnh tốc độ

Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ

a) Khổ đường sắt;

b) Lí trình các ga, trạm, các vị trí bị hạn chế tốc độ kĩ thuật cho phép của công trình đường sắt (yếu tố bình diện đường sắt, các vị trí thi công, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ);

c) Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;

d) Các qui định khác liên quan đến việc di chuyển, chạy tàu đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;

đ) Đối với các vị trí thi công được phép hạn chế tốc độ theo từng giai đoạn thi công.

2. Bảng qui định tốc độ kĩ thuật cho phép của công trình đường sắt, các vị trí xung yếu phải hạn chế tốc độ trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt:

a) Tốc độ chạy tàu (km/h): Tốc độ lớn nhất cho phép; tốc độ chạy chậm;

b) Các vị trí thay đổi tốc độ;

c) Các vị trí có tốc độ qui định phải ghi rõ các thông tin sau: Lí trình điểm đầu, điểm cuối; chiều dài các đoạn, khu đoạn, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ trên từng tuyến đường sắt; tên gọi theo địa danh (nếu có);

Trình tự xây dựng, công bố công lệnh tốc độ

1. Đối với đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia:

a) Căn cứ trạng thái thuật cho phép, khả năng khai thác của công trình đường sắt và tải trọng của phương tiện giao thông đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng dự thảo công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia;

b) Doanh nghiệp được giao quản tuyến đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo công lệnh tốc độ;

c) Trước 30 ngày so với ngày dự kiến công bố, doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tốc độ gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam để tham gia ý kiến;

d) Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo công lệnh tốc độ theo qui định, Cục Đường sắt Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tốc độ;

đ) Doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tốc độ có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh công lệnh tốc độ và công bố theo qui định của Luật Đường sắt;

e) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày công bố, công lệnh tốc độ phải được gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh có đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác có liên quan để triển khai thực hiện;

g) Công lệnh tốc độ phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày công bố.

2. Đối với đường sắt chuyên dùng, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tự xây dựng và công bố công lệnh tốc độ trên tuyến đường sắt do mình đầu tư. (Theo Thông tư Số: 27/2018/TT-BGTVT)

Hoàng Huy

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.