|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công lệnh tải trọng là gì? Qui định về công lệnh tải trọng

16:38 | 24/12/2019
Chia sẻ
Công lệnh tải trọng (tạm dịch: Maximum Load Order) là qui định về tải trọng tối đa cho phép của phương tiện giao thông đường sắt.
Công lệnh tải trọng là gì? Qui định về công lệnh tải trọng - Ảnh 1.

Công lệnh tải trọng (Maximum Load Order) (Ảnh: Tạp chí Giao thông Vận tải)

Công lệnh tải trọng (Maximum Load Order)

Công lệnh tải trọng - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Maximum Load Order.

Công lệnh tải trọng là qui định về tải trọng tối đa cho phép trên một trục và tải trọng rải đều tối đa cho phép theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt được qui định trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt. (Theo Luật Đường sắt năm 2017)

Qui định về công lệnh tải trọng

Yêu cầu chung đối với công lệnh tải trọng

1. Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

2. Bảo đảm tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ kĩ thuật cho phép của công trình đường sắt ổn định.

3. Hạn chế số lượng điểm biến đổi tốc độ trong một khu gian.

4. Chiều dài mỗi dải tốc độ trên tuyến phải bảo đảm không ngắn hơn 800 mét, trừ các điểm chạy chậm cố định.

5. Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho mỗi loại đầu máy, toa xe và đoàn tàu quy định như sau:

a) Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đồng nhất trong một khu đoạn;

b) Đối với đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia phải đồng nhất trong suốt đoạn, tuyến chạy chung với đường sắt quốc gia.

Nội dung của công lệnh tải trọng

1. Nội dung cơ bản:

a) Khổ đường sắt;

b) Tải trọng trục, tải trọng rải đều của phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;

c) Tải trọng trục, tải trọng rải đều của đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;

d) Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;

đ) Các tuyến nhánh có nối ray với tuyến đường sắt chính.

2. Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho phép trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.

3. Qui định về ghép đầu máy, máy thi công và các phương tiện giao thông đường sắt khác để chạy đơn, chạy ghép trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.

4. Quy định các tải trọng đặc biệt của phương tiện giao thông đường sắt khác (nếu có).

5. Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt, công trình đường sắt để hướng dẫn thực hiện công lệnh tải trọng.

6. Nội dung công lệnh tải trọng phải được lập cho từng tuyến đường sắt, bao gồm cả các tuyến nhánh có nối ray với tuyến đường sắt chính.

7. Tải trọng thiết kế của các công trình phụ trợ phục vụ thi công công trình trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt phải tuân thủ công lệnh tải trọng đã được công bố. (Theo Thông tư Số: 27/2018/TT-BGTVT)

Hoàng Huy