|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency - JICA) là tổ chức nào?

10:02 | 16/10/2019
Chia sẻ
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (tiếng Anh: Japan International Cooperation Agency, viết tắt: JICA) là cơ quan duy nhất thực hiện viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản.
2015-12-01_100348

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency - JICA) (Nguồn: Wiki)

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency - JICA)

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Japan International Cooperation Agency, viết tắt là JICA.

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA được thành lập vào năm 2003 từ việc sáp nhật JICA cũ (là một tổ chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản được thành lập năm 1974), và một phần của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Ngân hàng này được hợp nhất bởi hai tổ chức, đó là Quĩ hợp tác hải ngoại của Nhật Bản (OECF)Ngân hàng Xuất nhập khẩu Nhật Bản (JEXIM Bank) vào năm 1999. 

OECF trước đây là tổ chức tài trợ phát triển của chính phủ Nhật Bản, được thành lập năm 1961 nhằm cung cấp vốn dài hạn với lãi suất thấp cho các nước đang phát triển tại khu vực Nam Á. Khoản ODA đầu tiên mà OECF cung cấp được thực hiện vào năm 1966 cho Hàn Quốc. 

Sứ mệnh hoạt động của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA

Tập trung vào chương trình mang tính toàn cầu

Toàn cầu hóa mang lại nhiều kết quả tích cực, song cũng bộc lộ nhiều vấn đề như biến đổi khí hậu, phân hóa giàu nghèo, khủng bố, hay sự bùng phát các bệnh truyền nhiễm. Điều này ảnh ưởng đến sự phát triển của Nhật Bản và các quốc gia khác.

Vì vậy, để góp phần giải quyết các vấn đề trên, JICA sẽ tận dụng các kinh nghiệm phát triển, cũng như ứng dụng công nghệ của Nhật Bản trong quan hệ hợp tác toàn cầu với các quốc gia đang phát triển.

Giảm đói nghèo thông qua tăng trưởng công bằng

Những người nghèo ở các nước đang phát triển đặc biệt nhạy cảm với những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, xung đột và thảm họa tự nhiên. Hơn nữa, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo góp phần tăng sự bất ổn trong xã hội.

Giúp người nghèo thoát nghèo và sống cuộc sống lành mạnh, văn minh là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của các nước đang phát triển, mà còn đảm bảo sự ổn định của cộng đồng quốc tế.

Để giảm đói nghèo, cơ hội việc làm phải được mở rộng thông qua tăng trưởng hợp lí; người nghèo cần được tiếp cận với các dịch vụ công như giao thông, giáo dục, y tế. JICA góp phần giảm nghèo một cách bền vững bằng cách cung cấp hỗ trợ phát trỉeen nguồn nhân lực, tăng cường năng lực, hoàn thiện chính sách và thể chế.

Tăng cường năng lực quản trị

Năng lực quản trị của một quốc gia được phản ánh qua việc huy động, phân bố và sử dụng các nguồn lực trong quốc gia một cách hiệu quả. Năng lực quản trị của các quốc gia đang phát triển hiện còn rất nhiều hạn chế. Đó là do các quốc gia này thường có hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, và các cơ quan công quyền làm việc chưa hiệu quả.

Để cải thiện tình trạng này, JICA sẽ hỗ trợ nhằm cải thiện các hệ thống cơ bản cần thiết cho một quốc gia, cũng như hệ thống cung cấp dịch vụ công hiệu quả dựa trên nhu cầu của người dân.

Đảm bảo an toàn cho con người

Khái niệm an toàn cho con người đặt trọng tâm vào con người, tìm cách bảo vệ con người khỏi sợ hãi về xung đột, khủng bố, thiên tai, hủy hoại môi trường và bệnh truyền nhiễm.

Để bảo vệ các thành viên yếu kém nhất trong xã hội khỏi những mối đe dạo này, JICA sẽ tài trợ cho các nỗ lực nhằm nâng cao năng lực thể chế và xã hội cũng như nâng cao khả năng giải quyết các mối đe dọa của người dân. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Khai Hoan Chu

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.