|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chuyện về hai 'con mồi' hấp dẫn nhất trong Shark Tank Việt Nam mùa 2

17:02 | 07/11/2018
Chia sẻ
Hai startup năng lượng sạch - gồm Nhiệt Mặt Trời, Power Centric - đều nhận cam kết đầu tư lớn nhất, tới một triệu USD, khi tham gia Shark Tank Việt Nam mùa hai.
 
startup nang luong sach con moi dat khach trong shark tank viet nam Lời giải trình của công ty bị tố nói sai sự thật trên Shark Tank Việt Nam
startup nang luong sach con moi dat khach trong shark tank viet nam Bừng tỉnh bởi một câu nói, hoa hậu thể thao Trần Thị Quỳnh từ chối khoản vốn 3 tỷ của 'vua chảo'
startup nang luong sach con moi dat khach trong shark tank viet nam Những kỷ lục trong mùa 2 của Shark Tank Việt Nam

Việt Nam là mảnh đất tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo. Việc cởi bỏ “nút thắt” chính sách khiến thị trường này chuyển biến mạnh mẽ. Đón đầu xu hướng năng lượng xanh, nhiều doanh nghiệp trong nước bắt đầu khởi động. Trong đó, các công ty khởi nghiệp tích cực tham gia với nhiều mô hình năng lượng sạch sáng tạo, đổi mới.

Nhiệt Mặt Trời, Power Centric, hai startup năng lượng sạch, tham gia gọi vốn trong Shark Tank Việt Nam mùa hai. Đặc biệt, cả hai thương vụ đều nhận cam kết đầu tư lớn nhất chương trình. Thực tế ấy chứng tỏ mô hình năng lượng sạch không chỉ thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài, mà còn trở thành “con mồi” hấp dẫn với nhà đầu tư trong nước.

Xuất hiện trong tập 4 Shark Tank, nhà khoa học “bất đắc dĩ” Nguyễn Văn Khỏe gọi 1 triệu USD cho công ty Nhiệt Mặt Trời. Đây là mô hình sử dụng nguyên lý sấy khô từ năng lượng ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường. Hiện tại, doanh nghiệp đang sử dụng nhiệt mặt trời để sấy khô nông sản, hủ tiếu, bún, miến, bánh tráng, bún gạo.

Đúng “khẩu vị” nên dù bức tranh tài chính của nhà sáng lập chưa rõ ràng, Chủ tịch Intracom – ông Nguyễn Thanh Việt - vẫn rót 1 triệu USD cho 50% cổ phần Nhiệt Mặt Trời. Ông lý giải quyết định đầu tư rằng, năng lượng tái tạo là lĩnh vực Intracom quan tâm, theo đuổi. Hơn nữa, sản phẩm còn hỗ trợ nông nghiệp sau thu hoạch, mang lại lợi ích cho bà con.

Ngoài ra, ông Việt còn đánh giá cao sự mạnh dạn sáng tạo, dám dấn thân khởi nghiệp ở độ tuổi 53 của nhà sáng lập. Nếu vòng thẩm định (Due Diligence) thành công, ông sẽ hỗ trợ dự án về tài chính, kinh nghiệm kinh doanh, tìm thêm nhà tài trợ. Thậm chí, Nhiệt Mặt Trời sẽ trở thành đề tài nghiên cứu của Intracom trong thời gian tới.

Sự dứt khoát, quyết tâm giành giật Power Centric của “shark” Phạm Thanh Hưng càng cho thấy tiềm năng thị trường năng lượng Việt Nam. Trong tập 12, nhà sáng lập Nguyễn Ngọc Minh mời chào nhà đầu tư rót 500.000 USD cho 10% cổ phần Power Centric.

Khi hàng loạt quốc gia phát triển tích cực nghiên cứu giải pháp lưu trữ nguồn điện tái tạo, Power Centric đưa ra sản phẩm bình tích điện đa năng MoPo. Sản phẩm thay thế được ắc quy, chì axit hiện hành, nên được sử dụng phổ biến trên xe điện, hệ thống lưu trữ năng lượng.

Kích thước, trọng lượng của MoPo chỉ bằng 1/4 so với ắc quy thường. Khi người dùng kết hợp cùng bộ chuyển đổi điện sẽ tạo thành một máy phát điện di động dễ dàng kết nối, mở rộng công suất.

Thương vụ trở nên gay cấn khi ba doanh nhân Phạm Thanh Hưng, Nguyễn Xuân Phú, Đặng Hồng Anh nhập cuộc, tranh giành quyền đầu tư. Cuối cùng, Ngọc Minh đồng ý chia sẻ 25% cổ phần đổi lấy 1 triệu USD của Phó chủ tịch tập đoàn CEN.

Sau thương vụ, ông Hưng bình luận rằng Power Centric là mô hình phù hợp với xu hướng thế giới. Khi nhân loại đang đối mặt với tình trạng cạn kiện năng lượng hóa thạch, ô nhiễm môi trường gia tăng, thì giải pháp tích trữ năng lượng như MoPo rất cần thiết. Ngoài tính năng thông thường, sản phẩm có thể kết nối, năng lượng đầu vào, đầu ra đa dạng, thiết kế nhỏ gọn, dễ mang.

“Power Centric là công ty tiềm năng. Tôi nhìn thấy tương lai mô hình kinh doanh này chắc chắn chiếm lĩnh thị trường lớn sau một thời gian nữa”, ông Hưng khẳng định.

Xem thêm

Bùi Mến