|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Những kỷ lục trong mùa 2 của Shark Tank Việt Nam

20:46 | 28/12/2018
Chia sẻ
Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc là doanh nhân nhỏ tuổi nhất (11 tuổi), còn kỹ sư Nguyễn Trường Sơn (56 tuổi) là người khởi nghiệp muộn nhất tham gia Shark Tank Việt Nam.
 
nhung ky luc trong mua 2 cua shark tank viet nam Những màn gọi vốn đậm chất ‘ngông' trong Shark Tank Việt Nam
nhung ky luc trong mua 2 cua shark tank viet nam Những kiều nữ tài năng, cá tính xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam mùa 2

Shark Tank Việt Nam mùa hai khép lại sau 14 tập phát sóng. Với nhiều câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng qua hai mùa, chương trình đã vượt khỏi khuôn khổ trò chơi truyền hình thực tế để trở thành nơi kết nối các startup tiềm năng và những nhà đầu tư tiềm lực.

Mùa thứ hai của Shark Tank Việt Nam ghi nhận nhiều thành tích, con số ấn tượng hơn hẳn mùa đầu tiên. 42/1.000 hồ sơ đăng ký lọt vòng thương thuyết. Trong đó, 27 dự án nhận cam kết đầu tư với tổng số tiền là 206 tỷ 541 triệu đồng, gần gấp đôi mùa trước (116 tỷ 651 triệu đồng).

nhung ky luc trong mua 2 cua shark tank viet nam
Bảng tổng hợp số tiền đầu tư trong Shark Tank Việt Nam mùa hai.

Nhiều startup xác lập kỷ lục mới tại chương trình năm nay. Dù gọi vốn thành công hay ra về tay trắng, họ đã góp phần tạo nên một mùa Shark Tank sôi nổi và để lại dư âm trong lòng khán giả truyền hình.

Startup nhận nhiều lời đề nghị đầu tư nhất

Mở màn Shark Tank mùa hai, Lê Hồng Thảo Quyên mang đến chương trình thương vụ Viral Works đậm chất trẻ. Thông minh khi lấy sự trở lại “ngoạn mục” của thương hiệu Biti’s làm ví dụ, cô khiến cả 5 nhà đầu tư tranh giành quyết liệt.

Ấn tượng hơn, nhà sáng lập tiếp tục xác lập kỷ lục gọi vốn thành công với số tiền gấp 6 lần cô mong đợi (50.000 USD). Doanh nhân Nguyễn Mạnh Dũng, Louis Nguyễn hợp tác đầu tư 300.000 USD để cùng thực hiện tham vọng biến Viral Works trở thành “đế chế" mới trong lĩnh vực tiếp thị số.

Ngay khi tập 1 lên sóng, cô gái 26 tuổi trở thành đề tài nóng hổi của cộng đồng mạng. Nhiều khán giả bày tỏ sự ngưỡng mộ với tài năng của nữ startup trẻ.

Chàng trai được nhiều khán giả dành thiện cảm nhất

Talks Café là mô hình kinh doanh cà phê kết hợp dạy học tiếng Anh buổi tối. Nhà sáng lập Đinh Minh Quyền đã gọi thành công 5 tỷ đồng từ chủ tịch Apax – Nguyễn Ngọc Thủy. “Tôi nhìn thấy ở Minh Quyền sự tâm huyết, tầm nhìn, đam mê giáo dục ngôn ngữ. Bạn rất thông minh khi tiếp cận, trả lời thấu đáo mọi câu hỏi phản biện từ nhà đầu tư”, ông Thủy tiết lộ.

Lối đàm phán khéo léo của Quyền không chỉ thuyết phục “cá mập” rót vốn, mà còn giành được sự yêu mến, ngưỡng mộ từ cộng đồng. Ban tổ chức Shark Tank ghi nhận anh là người nhận nhiều bình luận tích cực nhất chương trình mùa hai.

Lời gọi vốn kỷ lục (8 triệu USD)

Bà chủ thương hiệu bún Nguyễn Bính lên Shark Tank gọi 8 triệu USD (186,4 tỷ đồng). Đây là con số cao nhất trong cả hai mùa phát sóng. Không chỉ khiến hội đồng đầu tư choáng váng bởi mức định giá công ty 1.000 tỷ đồng, chị còn gây ấn tượng với sự sắc sảo, thẳng thắn, thậm chí khẳng định mình “gớm như cáo”.

Nữ doanh nhân ra về tay trắng do quyết không “đặt lên bàn” kế hoạch kinh doanh với nhà đầu tư. Thái Vân Linh chia sẻ lý do không rót vốn từ yếu tố con người. Bà nhận thấy phong cách của nhà sáng lập rất khó hợp tác.

Nhà sáng lập lớn tuổi nhất

Xuất phát từ kỹ sư cơ khí, từng làm việc cho nhiều cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài như Mitsubishi, Sielmen, nhà sáng lập Nguyễn Trường Sơn của An Thịnh Phát bắt đầu giấc mơ khởi nghiệp ở cái tuổi không còn trẻ. 56 tuổi với đam mê sáng tạo, ông tạo ra hai sản phẩm: máy tắm tạo bọt tuyết, bình xịt nano bạc tẩy rửa vật dụng.

Mang tâm lý “Lưu Bị tìm quân sư”, kỹ sư Trường Sơn kêu gọi 5 tỷ đồng trong Shark Tank. Tuy đánh giá sản phẩm tiềm năng, nhưng hội đồng đầu tư “lắc đầu” do An Thịnh Phát bộc lộ nhiều vấn đề trong mô hình kinh doanh. Ra về tay trắng, nhà khởi nghiệp muộn vẫn tiếp tục theo đuổi, phát triển thêm thiết bị mới và tham gia những cuộc thi khác.

Người gọi vốn nhỏ tuổi nhất

Mới 11 tuổi, Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc (Bống) đã mạnh dạn đến Shark Tank để gặp gỡ “cá mập” và được rót vốn vượt mong đợi. Thương vụ khép lại với sự đồng hành của nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Thủy, Phạm Thanh Hưng cùng 300 triệu đồng. Đặc biệt, Bống trở thành đại sứ thương hiệu, nhận phần học bổng trị giá 500 triệu đồng của thương hiệu Apax Leaders.

Xuất hiện trong tập 9, cú gọi vốn từ nữ sinh “tài không đợi tuổi” để lại nhiều dư vị. Không chỉ nhà đầu tư khen ngợi, nhiều khán giả truyền hình, cộng đồng mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng kinh doanh, sự tự tin của cô bé 11 tuổi.

Nữ doanh nhân có phong cách đàm phán ngây thơ nhất

Lên sóng Shark Tank tập 13, nhà sáng lập Trần Phan Thanh Thảo (Cathy Trần) cùng ứng dụng thuê nhà trọ Ohana lập tức trở thành đề tài bán tán xôn xao trong cộng đồng. Cô thu hút khán giả bởi diện mạo xinh đẹp, phong cách đàm phán “ngây thơ một cách đáng yêu”.

Học văn học, nhưng đam mê khởi nghiệp nên Thảo trở về nước sau nhiều năm sinh sống tại nước ngoài. Cô sáng lập Ohana, chứng tỏ bản lĩnh khi có tới 3 lời đề nghị rót vốn. Thậm chí, chủ tịch Sunhouse – Nguyễn Xuân Phú thốt lên “nhìn bạn là muốn đầu tư rồi”. Nữ startup khép lại thương vụ bằng cái “gật đầu” trước gói vốn 3,5 tỷ đồng từ hai “shark 8x” là Đặng Hồng Anh, Nguyễn Mạnh Dũng.

Xem thêm

Bùi Mến

Những người thuộc nhóm 0,001% giàu nhất thế giới đầu tư vào đâu?
Danh mục đầu tư của những cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao rất khác với người thường. Các chuyên gia cho biết những cá nhân này không lựa chọn tiền mã hóa và cũng ít khi nắm giữ cổ phiếu. Đối với họ, đẳng cấp của một người được xác định bằng cổ phần trong một đội thể thao.