|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chuẩn phân ngành toàn cầu (Global Industry Classification Standard - GICS) là gì?

10:50 | 02/06/2020
Chia sẻ
Chuẩn phân ngành toàn cầu (tiếng Anh: Global Industry Classification Standard, viết tắt: GICS) là một phương pháp để ấn định các công ty đại chúng vào khu vực kinh tế và nhóm ngành công nghiệp xác định rõ hoạt động kinh doanh.
Chuẩn phân ngành toàn cầu (Global Industry Classification Standard - GICS) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Motley Fool)

Chuẩn phân ngành toàn cầu

Khái niệm

Chuẩn phân ngành toàn cầu trong tiếng Anh là Global Industry Classification Standard, viết tắt là GICS.

Chuẩn phân ngành toàn cầu là một phương pháp để ấn định các công ty đại chúng vào khu vực kinh tế và nhóm ngành công nghiệp xác định rõ hoạt động kinh doanh.

Đây là một trong hai hệ thống đối nghịch, được các nhà đầu tư, nhà phân tích và nhà kinh tế sử dụng để so sánh và đối chiếu các công ty cạnh tranh với nhau.

Chuẩn phân ngành toàn cầu được phát triển bởi MSCI - là công ty uy tín trong lĩnh vực cung cấp các công cụ phân tích thị trường tài chính, và Standard & Poors - là nhà cung cấp hàng đầu các chỉ số và nguồn dữ liệu xếp hạng tín dụng độc lập.

Chuẩn phân ngành toàn cầu được sử dụng bởi các chỉ số của MSCI, bao gồm chứng khoán Mỹ và chứng khoán toàn cầu, và một phần lớn trong cộng đồng quản lí đầu tư chuyên nghiệp.

Đặc điểm của Chuẩn phân ngành toàn cầu

Chuẩn phân ngành toàn cầu xác định 11 lĩnh vực kinh tế. Chúng được chia thành 24 nhóm công nghiệp, sau đó thành 68 ngành và cuối cùng thành 157 tiểu ngành.

Mỗi cổ phiếu sẽ có một mã để xác định nó thuộc 4 cấp độ tiêu chuẩn này.

Kể từ khi tạo ra chuẩn phân ngành toàn cầu vào năm 1999, có một số sửa đổi như thêm, xóa hoặc xác định lại các nhóm ngành công nghiệp, ngành và tiểu ngành.

Lĩnh vực bất động sản đã được thêm vào năm 2016. Ngành viễn thông được đổi tên thành ngành dịch vụ truyền thông vào năm 2018. Đồng thời, lĩnh vực này được mở rộng để bao gồm truyền thông và giải trí và một số truyền thông và dịch vụ tương tác.

Chuẩn phân ngành toàn cầu được sử dụng như thế nào?

Hơn 26.000 cổ phiếu trên toàn thế giới đã được chuẩn phân ngành toàn cầu phân loại, chiếm hơn 95% vốn hóa thị trường niêm yết trên thế giới.

Chuẩn phân ngành toàn cầu được sử dụng bởi các nhà quản lí danh mục đầu tư để xác định và phân tích cổ phiếu, xác định đối thủ cạnh tranh của họ.

Chuẩn phân ngành toàn cầu cũng được sử dụng để làm tiêu chuẩn cho chỉ số MSCI – là chỉ số phân loại các thị trường chứng khoán trên thế giới theo các rổ chỉ số như chỉ số thị trường mới nổi của MSCI,…

MSCI ước tính rằng hơn 3 nghìn tỉ USD tài sản toàn cầu được điểm chuẩn theo các chỉ số MSCI của nó.

Chuẩn phân ngành toàn cầu cạnh tranh với hệ thống điểm chuẩn phân loại ngành (ICB) - được duy trì bởi Tập đoàn FTSE của Dow Jones và London.

Trong thực tế, hầu hết các lĩnh vực và ngành giống nhau đều có ở cả hai tiêu chuẩn.

Chuẩn phân ngành toàn cầu đã hết hạn?

Trong những năm gần đây, sự liên quan giữa chuẩn phân ngành toàn cầu và ICB đang trong nghi vấn.

Nhiều phép đo và phân loại ngành đã ra đời như là sản phẩm của thời đại công nghiệp, khi mà các công ty đang phát triển và định hình là những gã khổng lồ, với các nhà máy lớn và rất nhiều sản phẩm quan trọng.

Những gã khổng lồ ngày nay vượt qua ranh giới giữa phần cứng và phần mềm và hơn thế nữa.

Apple sản xuất điện thoại và máy tính, và bán các sản phẩm giải trí. Amazon tạo ra phần cứng, sản xuất chương trình giải trí, bán các dịch vụ điện toán đám mây và cung cấp mọi thứ. General Electric có liên quan đến NBC, Telemundo và Universal Pictures.

Các nhà phê bình cho rằng đã đến lúc chuyển từ ngành tập trung theo chiều dọc sang tập trung vào các mô hình kinh doanh, bằng cách cập nhật chuẩn phân ngành toàn cầu để phản ánh phạm vi rộng lớn của các công ty khổng lồ ngày nay.

Các biện pháp và tiêu chuẩn mới có thể giúp các nhà đầu tư, khách hàng và nhân viên quản lí được các chiến lược mới với cái nhìn sâu sắc hơn.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

ĐHĐCĐ bất thường Eximbank: Thông qua chuyển trụ sở, miễn nhiệm ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Ngô Tony
Tại đại hội lần này, cổ đông ngân hàng đã thông qua việc chuyển trụ sở từ TP HCM ra Hà Nội, miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và hai thành viên HĐQT. Tuy nhiên, ĐHĐCĐ đã không thể thông qua việc sửa đổi điều lệ và chấm dứt đầu tư trụ sở chính ở TP HCM.