Tại công văn gửi Bộ Tài chính mới đây, Bộ NN&PTNT cho biết ba hoạt động là: Chế biến từ sản phẩm tươi sống đã qua đông lạnh đến -180 độ C; chế biến từ sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chín và chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu để ra hàng giá trị gia tăng đều là hoạt động chế biến thủy sản.
Ông Trần Đáng, Thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nước mắm Việt Nam cho rằng: "Bộ Nội vụ cho phép thành lập 2 hiệp hội nước mắm là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam và Hiệp hội Nước mắm Truyền Thống nên tôi nghĩ hai hiệp hội này không có gì là mâu thuẫn cả".
Theo Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI)- một cơ quan của Bộ Ngoại giao Hà Lan, các nhóm hàng quan trọng nhất mà Châu Âu nhập khẩu trong năm 2019 là HS0306 (giáp xác), HS1604 (cá chế biến và bảo quản), HS0307 (nhuyễn thể) và HS0304 (philê cá và thịt cá khác). Các nhóm hàng này chiếm hơn 80% tổng giá trị nhập khẩu.
Mặc dù được xem là "miền đất hứa" của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, EU thời gian qua chịu tác động của dịch COVID-19 khiến nhu cầu mặt hàng này giảm.
Việt Nam xuất siêu sang nước bạn gần 131,7 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta đạt 270,9 triệu USD và nhập khẩu 139,2 triệu USD.
Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam 9 tháng đầu năm nay đạt 126,9 triệu USD, tăng gần 26% so với cùng kì năm ngoái. Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hiệp hội Nước mắm Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân cùng đồng lòng nghiên cứu, xây dựng và quảng bá văn hoá ẩm thực nước mắm của người Việt; tăng liên tục sản lượng nước mắm.
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam nhiều nhất tháng 9 khi đạt 154 triệu USD, song giảm nhiều nhất trong những thị trường ưa chuộng thủy sản nước ta.