|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu cua ghẹ tăng 26%

11:29 | 28/10/2020
Chia sẻ
Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam 9 tháng đầu năm nay đạt 126,9 triệu USD, tăng gần 26% so với cùng kì năm ngoái. Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.

9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hải sản khác của Việt Nam gồm cá biển, surimi, cua ghẹ và nhuyển thể hai mảnh vỏ đạt 1,63 tỷ USD, tăng 1% so với cùng năm 2019. 

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các thị trường nhập khẩu ảnh hưởng tới tiêu thụ hải sản tại phân khúc nhà hàng, dịch vụ thực phẩm; hoạt động khai thác nguyên liệu trong nước cũng bị tác động không nhỏ.

Xuất khẩu cá biển (thuộc mã HS từ 0301 đến 0305 và 1604, trừ cá ngừ, cá tra) trong 9 tháng đầu năm nay đạt 1,2 tỷ USD, tăng 21% so với cùng năm ngoái. Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất cá biển của Việt Nam.

Xuất khẩu chả cá và surimi (bao gồm cả sản phẩm làm từ cá ngừ, cá tra) của Việt Nam 9 tháng đầu năm nay đạt trên 228,7 triệu USD, giảm 6% so với cùng năm ngoái. ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất mặt hàng này của Việt Nam. 

Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 25% trong khi xuất khẩu sang ASEAN và Nhật Bản giảm lần lượt 6% và 22%.

Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam 9 tháng đầu năm nay đạt 126,9 triệu USD, tăng gần 26% so với cùng năm ngoái. 

Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc tăng trưởng tốt nhất gần 365%; xuất khẩu sang Nhật Bản và Mỹ giảm lần lượt 5% và 26%.

Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong 9 tháng đầu năm nay tăng 4% đạt gần 71,5 triệu USD, xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng tăng sau khi sụt giảm liên tục trong 2 quý đầu năm. EU, Nhật Bản và Mỹ là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất mặt hàng này của Việt Nam. 

Xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản tăng tốt nhất 14%, xuất khẩu sang EU tăng 1% và xuất khẩu sang Mỹ giảm 3% so với cùng năm ngoái.

Có những tín hiệu tích cực như nhu cầu thị trường nhích lên với phân khúc hải sản đồ hộp, đông lạnh, ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu hơn. Giao dịch điện tử, bán lẻ online vẫn bù đắp được cho sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường. 

Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực, cũng hỗ trợ cho xuất khẩu hải sản khác của Việt Nam trong những tháng cuối năm. 

Do vậy, xuất khẩu hải sản khác của Việt Nam những tháng cuối năm dự báo tăng nhẹ, mặc dù vẫn chịu tác động của dịch bệnh Covid tại các thị trường nhập khẩu lớn.

H.Mĩ