|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lợi ích và thách thức của thị trường Đông Nam Á

08:01 | 24/10/2018
Chia sẻ
Nhiều nhà phân tích cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một cơ hội lớn để tăng xuất khẩu của mình qua Mỹ khi ngày càng có nhiều đơn hàng từ thị trường đó. Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu khi Mỹ muốn dịch chuyển sản phẩm từ Trung Quốc ra nước ngoài.
chien tranh thuong mai my trung loi ich nhieu hon thach thuc CNY giảm giá, tăng nguy cơ hàng Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam?
chien tranh thuong mai my trung loi ich nhieu hon thach thuc Bộ Công Thương: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đem lại cơ hội cho dệt may Việt Nam
chien tranh thuong mai my trung loi ich nhieu hon thach thuc
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng

Cơ hội cho khu vực sản xuất của Đông Nam Á

Các công ty Mỹ ở Trung Quốc đang dịch chuyển sản phẩm ra nước ngoài hoặc đang xem xét việc đó, xem Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu trong danh sách.

“Không ai thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại” là một điệp khúc được lặp lại bởi các nhà kinh tế học. Tuy nhiên, các công ty kinh doanh ở Đông Nam Á đang cố gắng chứng tỏ rằng câu châm ngôn này sai lầm.

Khu vực này đang tập trung tạo ra những đơn hàng mới và sản phẩm khi các công ty xem xét lại việc kinh doanh ở Mỹ và Trung Quốc khi cuộc chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng hơn. Khoảng 1/3 trong số hơn 430 công ty Mỹ ở Trung Quốc đã hoặc đang xem xét dịch chuyển những việc kinh doanh ra bên ngoài, theo kết quả nghiên cứu đưa ra vào ngày 13/9 bởi AmCham Trung Quốc và AmCham Shanghai.

chien tranh thuong mai my trung loi ich nhieu hon thach thuc
Tỷ lệ xem xét phân phối nhà máy lại theo khảo sát với 430 công ty

Nhà sản xuất vật dụng gia đình Việt Nam Phú Tài là một trong số những công ty được xem xét đổ vốn vào. Nhà sản xuất vật dụng gia đình cho các chi nhánh cửa hàng Wal-Mart đang lên kế hoạch tăng 30% xuất khẩu trong năm nay và năm 2019, theo Phó Tổng giám đốc Nguyễn Sỹ Hòe. Họ sẽ đầu tư khoảng 10 triệu USD để mở rộng 2 nhà máy ở Bình Định và nâng cấp dây chuyền sản xuất ở 2 nhà máy khác ở phía Nam Đồng Nai.

“Chúng ta thấy rằng đây là một cơ hội lớn để tăng xuất khẩu của mình qua Mỹ khi ngày càng có nhiều đơn hàng từ thị trường đó”, Hoe nói trên điện thoại ngày 4/9. “Với việc cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đang chuyển sang mua hàng từ Việt Nam”.

Nhóm 10 nền kinh tế của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (Asean) là 1 nam châm tự nhiên cho những nhà máy mới nhờ vào chi phí sản xuất thấp. Các nhà máy sản xuất được nhiều người để mắt tới và tăng trưởng nhanh khi 5 nền kinh tế lớn nhất đang mở rộng với tốc độ trung bình khoảng 5,3%. Họ cũng đang cải thiện thứ hạng môi trường kinh doanh, chưa kể đến vị trí địa lý tương đồng với Trung Quốc.

Hiệp hội Phát triển Thương mại của Hong Kong nhận ra tầm ảnh hưởng của Đông Nam Á. Nicholas Kwan, giám đốc nghiên cứu của chi nhánh chính thức của khu vực này, chuyên hỗ trợ các công ty địa phương, gọi Đông Nam Á là “một tổ chức mạnh” và hướng các công ty Hong Kong đến vùng này như một nơi trú ẩn an toàn giữa căng thẳng thương mại trong cuộc họp báo ngày thứ 3.

Các chỉ số tâm lý nhà sản xuất trên thế giới cho thấy ảnh hưởng tiêu cực từ hàng rào thuế quan 50 tỉ USD hàng hóa từ Mỹ và Trung Quốc áp đặt cho nhau kể từ tháng 7.

Sau đó, thêm 200 tỉ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc bị tăng thuế và Trung Quốc trả đũa với 60 tỉ USD hàng hóa Mỹ. Đông Nam Á vốn phụ thuộc vào thương mại cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi sự cản trở đó. Nhưng không như những quốc gia phát triển khác, những cơ sở sản xuất thay thế khác cũng mọc lên khi nhiều công ty chuyển đơn hàng sang cho họ để tránh thuế.

Sự dịch chuyển đang diễn ra

Nguyễn Thanh Phương, CEO của Tập đoàn Kangaroo, nhà sản xuất thiết bị gia dụng, dự đoán tăng trưởng 10% trong doanh số nửa sau năm 2018. Công ty của ông nhận đơn hàng từ các khách hàng Mỹ vốn trước đây mua hàng từ các nhà sản xuất Trung Quốc, ông Phương nói trong cuộc phỏng vấn hôm thứ 3 ở Hà Nội.

“Thuế mới từ Mỹ đang giúp các sản phẩm của chúng tôi trở nên cạnh tranh hơn với các sản phẩm Trung Quốc”, ông nói.

Koratak Weeradaecha, giám đốc tài chính của Star Microelectronics Thái Lan, cũng nhận ra sự biến động trong các đơn hàng tương quan với căng thẳng thương mại – đầu tiên, sự trì hoãn khi một số điều chỉnh với mức thuế mới, ông nói trong cuộc phỏng vấn ngày 24/8. Những đơn hàng giờ đây tăng ít nhất 15% từ năm 2017 và “chúng tôi kỳ vọng xu hướng này rõ ràng hơn trong cuối năm nay”.

“Những đơn hàng đến từ các công ty chuyển các dây chuyền sản xuất qua đây, giúp tăng chuỗi cung ứng ở Thái Lan”, theo Koratak. “Và chúng tôi nghĩ rằng phải có nhiều hơn khi nhiều công ty nên nghĩ về việc tái định vị các nhà máy của họ sang các nước láng giềng, khi để ở Trung Quốc có lẽ quá rủi ro”.

chien tranh thuong mai my trung loi ich nhieu hon thach thuc
Cổ phiếu điện tử ở Bangkok tăng trưởng mạnh hơn cả chỉ số trung bình

Những nhà sản xuất điện tử không chỉ là những người duy nhất ở Thái Lan tăng trưởng. Malayan Banking Bhd chỉ ra các ngành xe hơi, thủy sản, nhựa, và du lịch là những ngành hưởng lợi khi hàng hóa Trung Quốc trở nên ít thu hút hơn.

Chính quyền Thái Lan đồng ý rằng mảng thủy sản sẽ chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, với những sản phẩm này đều bị đánh thuế trên cả 2 danh sách thuế Mỹ và Trung Quốc, theo Pimchanok Vonkorpon, tổng giám đốc điều hành của văn phòng chính sách và chiến lược của bộ thương mại.

“Cá ngừ đóng hộp nên là mảng có lợi ích cao nhất”, bà nói.

Thái Lan chiếm khoảng 21% nhập khẩu trái cây của Trung Quốc, do đó thị trường này còn có thể tăng trưởng từ thị phần khoảng 8% của các đối thủ Mỹ. Đánh giá bởi khả năng đưa ra hàng hóa thay thế, Thái Lan là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới để tìm thấy cơ hội trong mớ bòng bong này, theo một báo cáo hồi tháng 7 từ Krungsri Securities.

Thái Lan đã có một số khu vực nhà máy tiềm năng trong khi các công ty đang chưa có hành động sớm với việc thay đổi sản phẩm, Nattapol Rangsitpol, giám đốc của Văn phòng Kinh tế Công nghiệp của Bộ Công nghiệp, nói với phóng viên ngày 28/8.

Có câu chuyện tương tự ở Malaysia. “Chúng tôi có quá nhiều yêu cầu đến nỗi vấn đề lớn nhất của chúng tôi là tăng sản lượng”, bao gồm hàng điện tử, sản phẩm sắt thép và sản phẩm tự động từ cả Trung Quốc và Mỹ, Bộ trưởng Tài chính của Malaysia Lim Guan Eng nói với các ph1ong viên ngày 13/9 ở Hong Kong. “Mỗi khi họ tới thì rất khó để kéo ra”.

Malaysia có thể thấy được những lợi ích như một điểm chuyển tiếp và bởi vì đó là một đất nước trung lập mà các công ty Trung Quốc và Mỹ đều hứng thú trong việc đầu tư.

Công ty của tỷ phú người Malaysia Robert Kuok là Kerry Logistics Network thấy rằng “số người đang tìm kiếm nhiều hơn” khi các công ty chuyển các trung tâm phân phối từ Trung Quốc Đại lục sang những nơi như Hong Kong và Đài Loan và một phần của Đông Nam Á, theo chủ tịch công ty, George Yeo.

“Họ đang nghĩ về nhà máy tiếp theo và dường như họ sẽ không đặt nó ở Trung Quốc”, theo Yeo, cựu bộ trưởng thương mại và ngoại giao của Singapore, nói với Bloomberg Television ngày 14/9. Ông cho rằng một số công ty đã lên kế hoạch chuyển việc kinh doanh sang những vùng sản xuất giá thấp bên ngoài Trung Quốc.

Tính phức tạp trong việc tính toán lợi ích tổng cộng đối với một số nền kinh tế là rất rõ ràng ở Malaysia khi vừa có thể hưởng lợi nhờ việc dịch chuyển sản xuất và tổn hại ở những mảng bán hàng vào Trung Quốc. Dù vậy lúc này, Đông Nam Á đang định hình là khu vực tăng trưởng khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ.

Việt Nam “có nhiều cơ hội hơn thách thức” trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với Bloomberg Television trong cuộc phỏng vấn ngày 10/9. Thủ tướng xem những khó khăn này đang giúp Việt Nam tạo ra những mối quan hệ thương mại khác và giúp tái định hình thị trường nội địa để giúp giữ sự phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian này.

Xem thêm

Thành Nguyên