|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lời cảnh báo cuối cùng của Mỹ đối với Trung Quốc

10:43 | 19/10/2018
Chia sẻ
Trong những báo cáo gần đây của Kho bạc, Mỹ đã thể hiện sự "thất vọng sâu sắc" khi Trung Quốc đã không tiết lộ các biện pháp can thiệp ngoại hối của mình. 
loi canh bao cuoi cung cua my doi voi trung quoc Kinh tế Trung Quốc - mối nguy của thị trường chứng khoán toàn cầu
loi canh bao cuoi cung cua my doi voi trung quoc Nhân dân tệ chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017
loi canh bao cuoi cung cua my doi voi trung quoc
Ảnh minh hoạ.

Kho bạc Mỹ đưa ra lời cảnh báo cuối cùng với Trung Quốc

Trong khi Kho bạc Mỹ dừng việc coi Trung Quốc là quốc gia “thao túng tiền tệ” trong báo cáo nửa năm mới nhất, sự sắc bén của ngôn ngữ của tổ chức này đã không thoát khỏi sự chú ý của thị trường ngoại hối.

Trong những báo cáo gần đây, Kho bạc đã dành riêng một phần để đưa thông tin về thặng dư thương mại song phương của Trung Quốc và nói rằng Mỹ "thất vọng sâu sắc" rằng quốc gia này đã không tiết lộ các biện pháp can thiệp ngoại hối của mình. Đồng thời cũng cảnh báo rằng họ sẽ theo dõi các quốc gia "chống lại áp lực giảm giá theo cách tương tự như áp lực tăng giá".

Theo ING Groep NV, sự tập trung vào Trung Quốc sẽ gây thêm nhiều bất ổn của các thị trường tài chính. Đồng nhân dân tệ giảm hôm thứ Năm nằm trong động thái mà các nhà tham gia thị trường mong đợi. Với vai trò là đồng tiền xác định tâm lý rủi ro toàn cầu, các đồng tiền trên thị trường mới nổi có thể sẵn sàng cho sự "đau đớn" hơn, nhà chiến lược tiền tệ ING Viraj Patel cho biết.

"Báo cáo Kho bạc mới nhất đã được xem như là một cảnh báo cuối cùng về chính sách tiền tệ của Bắc Kinh". "Cặp tiền tệ đang nhanh chóng biến thành một điều kiện mặc cả trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc và điều đó khiến chúng ta lo lắng".

loi canh bao cuoi cung cua my doi voi trung quoc
Tỷ giá CNY/USD

Đồng nhân dân tệ tự do giảm 0,1% xuống còn 6,9395 CNY/USD vào thứ Năm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 1/2017. "Việc phá vỡ ngưỡng tâm lý 7,0 có thể sẽ gây khó khăn cho các đồng tiền châu Á khác", Patel nói.

Đồng nhân dân tệ đã giảm khoảng 10% so với đồng bạc xanh trong sáu tháng qua, theo sau nhiều nhà thị trường châu Á. Việc giảm giá đã thu hút sự quan tâm của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thúc đẩy suy đoán rằng Trung Quốc đang cố tình làm suy yếu đồng tiền của mình cũng như làm căng thêm quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

Theo Brad Setser, một cựu quan chức Bộ Tài chính: "Tôi đoán Nhà Trắng có thể nói Kho bạc nhắc đến Trung Quốc nếu thâm hụt song phương tiếp tục phát triển và Trung Quốc không chống lại áp lực giảm giá đồng nội tệ"

Một kẻ thao túng thực sự sẽ không thực hiện ngay các biện pháp trừng phạt hoặc các hình phạt khác như Mỹ, nó sẽ tiếp tục gây ra mối quan hệ căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mỹ đang thiếu đánh giá về ảnh hưởng của việc tăng giá USD và thâm hụt thương mại

Mỹ đã đưa ra những kết luận được cho là gần như là đúng khi không có cơ sở để buộc tội Trung Quốc về thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, sự thiếu đánh giá về việc tăng giá của đồng USD, đóng góp vào thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ dẫn tới một sự thất bại "chói mắt", theo một cựu quan chức Kho bạc, Mark Sobel.

"Thay vì nhận trách nhiệm nặng nề làm tăng giá đồng USD, Kho bạc Mỹ lại đặt mục tiêu làm giảm giá đồng nhân dân tệ", Sobel đã viết trong một bài đăng blog cho Diễn đàn chính thức tiền tệ và tài chính.

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index đã tăng hơn 6% kể từ giữa tháng 4 trong bối cảnh Fed tăng lãi suất và tăng trưởng kinh tế của Mỹ được thúc đẩy.

Những chỉ trích về đồng nhân dân tệ đã tạo sự tập trung hơn vào cuộc họp tiềm năng vào tháng 11 giữa Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20. Các loại tiền tệ liên quan đến tăng trưởng của Trung Quốc - chẳng hạn như đồng đô la Australia (AUD) sẽ vẫn chịu áp lực trong bối cảnh căng thẳng, theo Citigroup Inc.

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index đã tăng hơn 6% kể từ giữa tháng 4 trong bối cảnh Fed tăng lãi suất và tăng trưởng kinh tế của Mỹ được thúc đẩy.

Xem thêm

Diệp Bình

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.