Chiến lược Long Straddle là gì? Nội dung liên quan
Chiến lược Long Straddle
Khái niệm
Chiến lược Long Straddle là một chiến lược quyền chọn trong đó nhà giao dịch cùng một lúc thực hiện các giao dịch mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán trên cùng một tài sản cơ sở có cùng ngày đáo hạn hợp đồng, cùng một loại tiền tệ và giá thực hiện ở trạng thái hòa vốn.
Các quyền chọn mua được hưởng lợi khi giá dịch chuyển lên còn các quyền chọn bán được hưởng lợi ích khi giá dịch chuyển xuống so với giá chứng khoán cơ sở. Cả hai quyền chọn ở các trường hợp này đều không sinh lời nếu biến động với biên độ nhỏ ở cả hai hướng.
Do đó, mục tiêu của một chiến lược straddle là kiếm lời từ những biến động với biên độ mạnh, thường được kích hoạt bởi một sự kiện đáng chú ý theo một trong hai hướng trên so với tài sản cơ bản.
Nội dung về Chiến lược Long Straddle
Trong đó:
St: tỉ giá giao ngay của đồng tiền cơ sở
F1: phí quyền chọn của hợp đồng mua quyền chọn mua (long put)
F2: phí quyền chọn của hợp đồng mua quyền chọn bán (long put)
X: tỉ giá thực hiện của cả hợp đồng mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán.
Tổng phí quyền chọn phải trả khi mua hai quyền chọn là: F1 + F2.
Điểm hòa vốn xảy ra khi lợi nhuận bằng 0
Điểm hòa vốn:
X - St - (F1 + F2) = 0 => St1 = X - (F1 + F2)
St - X - (F1 + F2) = 0 => St2 = X + (F1 + F2)
Vì quyền chọn mua sẽ trở nên có lợi khi ngoại tệ tăng giá và quyền chọn bán sẽ có lợi khi ngoại tệ giảm giá. Chiến lược Long Straddle trở nên có lợi khi ngoại tệ hoặc tăng giá hoặc giảm giá. Bất lợi của chiến lược này là chi phí cao do phải trả phí mua 2 quyền chọn. Vì vậy chiến lược này sẽ hiệu quả chỉ khi ngoại tệ tăng hoặc giảm giá mạnh. Người nắm giữ Straddle cược rằng ngoại tệ sẽ biến động mạnh.
Lợi nhuận được tính bằng giá trị tài sản cơ sở trừ đi giá thực hiện quyền chọn mua và phí quyền chọn ròng. Hoặc bằng giá thực hiện của quyền chọn bán trừ đi giá trị tài sản cơ sở và phí quyền chọn ròng.
Rủi ro là giới hạn. Lỗ tối đa bằng phí quyền chọn ròng, xảy ra khi giá tài sản cơ sở bằng giá thực hiện của quyền chọn mua hoặc bán.
Có 2 điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn trên (St2) bằng giá thực hiện của quyền chọn mua cộng phí quyền chọn ròng. Điểm hòa vốn dưới (St1) bằng giá thực hiện của quyền chọn bán trừ đi phí quyền chọn ròng.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com; Tài liệu môn Thanh toán Quốc tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh)