|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu là gì? Các chiến lược

10:40 | 30/08/2019
Chia sẻ
Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu là chiến lược do cấp đơn vị kinh doanh xây dựng, và là chiến lược dành cho những doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường.
High-ROI-Image_4

Hình minh hoạ (Nguồn: brookestoneassociates)

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu

Khái niệm

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu hay chiến lược cạnh tranh các doanh nghiệp thủ lĩnh tạm dịch sang tiếng Anh là Competitive strategy in leading position.

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dần đầu là những chiến lược dành cho những doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường.

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu do cấp đơn vị kinh doanh xây dựng trong trung hạn.

Trong thị trường một doanh nghiệp được công nhận là thủ lĩnh sẽ là người có nhiều điều kiện chi phối năm tương quan thế lực trong ngành, tạo ra nhiều lợi thế và có vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường.

Các chiến lược ở vị thế dẫn đầu

Các chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu bao gồm:

- Chiến lược cạnh tranh 

Nếu mục tiêu của các doanh nghiệp này là tăng trưởng nhanh và chiến lược tập trung, thì các nhà lập hoạch định chiến lược có thể chọn một trong hai mục tiêu tăng trưởng:

+ Tìm cách mở rộng qui mô của toàn thị trường như thu hút thêm khách hàng, nghiên cứu tìm ra công dụng mới của sản phẩm hoặc tăng số lượng sản phẩm trong một lần sử dụng

+ Hoặc tranh giành, gia tăng thị phần để tăng trưởng nhanh

- Chiến lược bảo vệ

Ngoài ra, các doanh nghiệp đứng đầu cũng cần bảo vệ thị trường, liên tục cảnh giác trước sự tấn công của các đối thủ thách thức mạnh hơn thông qua bốn chiến lược bao quát nhằm bảo vệ thị trường như:

+ Chiến lược đổi mới các doanh nghiệp đứng đầu thị trường luôn cố gắng dẫn đầu ngành trong các lĩnh vực như phát triển các loại sản phẩm mới, dịch vụ và các kênh và phương pháp phân phối mới.

+ Chiến lược củng cố đây cũng là phương cách chủ động nhằm bảo toàn sức mạnh trên thị trường. Những điều được chú trọng là giữ mức giá hợp lí và đưa ra các sản phẩm với qui mô, hình thức và mẫu mã mới.

+ Chiến lược đối đầu thường bao gồm việc phản ứng nhanh, nhạy và trực tiếp trước đối thủ thách thức thông qua các cuộc chiến về giá cả, khuyến mãi...

+ Chiến lược người dẫn đầu doanh nghiệp thủ lĩnh cũng thường áp dụng chiến lược người đứng đầu trong trường hợp ngành suy thoái.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Các loại chiến lược của doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi