|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược 100% vốn chủ sở hữu (100% Equities Strategy) là gì? Cách thức hoạt động

11:01 | 02/12/2019
Chia sẻ
Chiến lược 100% vốn chủ sở hữu (tiếng Anh: 100% Equities Strategy) là một chiến lược thường được áp dụng bởi các quĩ chung vốn (chẳng hạn như quĩ tương hỗ) phân bổ tất cả tiền mặt có thể đầu tư chỉ vào cổ phiếu.
401_100-Stocks-Until-You%E2%80%99re-40_-Why-This-Is-The-Best-Investment-Strategy-For-Young-Adults-648x364-c-default

Hình minh họa (Nguồn: moneyunder30)

Chiến lược 100% vốn chủ sở hữu (100% Equities Strategy)

Khái niệm

Chiến lược 100% vốn chủ sở hữu trong tiếng Anh là 100% Equities Strategy.

Chiến lược 100% vốn chủ sở hữu là một chiến lược thường được áp dụng bởi các quĩ chung vốn (chẳng hạn như quĩ tương hỗ) phân bổ tất cả tiền mặt có thể đầu tư chỉ vào cổ phiếu. Chỉ có chứng khoán vốn được sử dụng để đầu tư, cho dù chúng là cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu được giao dịch trên thị trường OTC hay cổ phiếu vốn cổ phần tư nhân.

Cách thức hoạt động của Chiến lược 100% vốn chủ sở hữu

Chiến lược 100% vốn chủ sở hữu đại diện cho các quĩ đầu tư được lựa chọn từ vốn chủ sở hữu chung. Nói chung, có rất ít quĩ có khả năng triển khai tất cả vốn trong đầu tư thị trường vốn mà không cần nắm giữ một số tiền và các khoản tương đương tiền, cho các giao dịch và hoạt động nghiệp vụ. Tuy vậy, chiến lược 100% vốn chủ sở hữu vẫn rất phổ biến trên thị trường và bao gồm phần lớn các dịch vụ.

Hầu hết các chiến lược 100% vốn chủ sở hữu đều có mục tiêu là quĩ sẽ đầu tư ít nhất 80% vào cổ phiếu. Ngưỡng 80% là một hình thức sử dụng trong tài liệu đăng kí đối với phần lớn các quĩ đầu tư trên thị trường, nhiều quĩ có thể triển khai đầu tư ở bất kì ngưỡng nào từ 90% đến 100% cho cổ phiếu. 

Trong danh mục 100% vốn chủ sở hữu, nhiều nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các quĩ tích hợp các công cụ ít rủi ro hơn (chẳng hạn như các công cụ phái sinh) hoặc các chiến lược mang tính rủi ro nhiều hơn (như bán khống) để tiếp cận một cách truyền thống và tập trung vào đầu tư vốn cổ phần.

Vốn chủ sở hữu thường được coi là nhóm tài sản rủi ro hơn các lựa chọn thay thế khác, chẳng hạn như trái phiếu và tiền mặt. Một danh mục đầu tư đa dạng hơn đối với tất cả các cổ phiếu có thể bảo vệ nhà đầu tư và chống lại những rủi ro của từng công ty, hoặc thậm chí là rủi ro ngành.

Tuy nhiên, rủi ro thị trường vẫn sẽ tồn tại và nó có thể ảnh hưởng tới các loại tài sản vốn. Do đó, cả rủi ro hệ thống và phi hệ thống là những cân nhắc quan trọng đối với các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu tích cực.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy