Chỉ số sau (Lagging Indicator) là gì? Ý nghĩa và ví dụ
Hình minh họa
Chỉ số sau (Lagging Indicator)
Định nghĩa
Chỉ số sau trong tiếng Anh là Lagging Indicator. Chỉ số sau hay chỉ số thứ cấp là một yếu tố kinh tế có thể đo lường được, chỉ thay đổi sau khi nền kinh tế đã bắt đầu đi theo một mô hình hoặc xu hướng cụ thể.
Ý nghĩa
- Chỉ số sau cũng là một chỉ báo kĩ thuật theo dõi hành động giá (price action) của một tài sản cơ bản.
- Các nhà giao dịch (Traders) sử dụng chỉ số sau để tạo ra tín hiệu giao dịch hoặc xác nhận sức mạnh của một xu hướng nhất định. Vì các chỉ báo sau chậm hơn giá của tài sản, sự thay đổi đáng kể trên thị trường đã diễn ra trước khi chỉ báo cung cấp tín hiệu về sự thay đổi.
- Chỉ số sau là một dấu hiệu tài chính rõ ràng chỉ khi sự thay đổi lớn về kinh tế đã diễn ra. Do đó, các chỉ số sau xác nhận xu hướng dài hạn, nhưng không thể dự đoán được xu hướng.
- Một số ví dụ chung về các chỉ số sau bao gồm tỉ lệ thất nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp và chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm. Lãi suất là một chỉ số sau, vì lãi suất thay đổi như sự phản ứng đối với các biến động nghiêm trọng trên thị trường. Các chỉ số sau khác là các thước đo kinh tế, như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và cán cân thương mại.
- Các chỉ số sau có sự khác biệt tương đối với các chỉ số trước, chẳng hạn như chỉ số trước được sử dụng để dự báo và đưa ra dự đoán còn chỉ số sau thì không.
Ví dụ
Một ví dụ về chỉ số sau là sự giao nhau của các đường trung bình động, vì nó xảy ra sau khi một động thái giá nhất định đã xảy ra.
Các nhà phân tích kĩ thuật sử dụng đường trung bình ngắn hạn cắt lên đường trung bình dài hạn như một xác nhận để đặt lệnh mua, vì nó cho thấy sự gia tăng về khối lượng. Hạn chế của việc sử dụng chỉ báo sau trong giao dịch trên thị trường chứng khoán đó là một động thái đáng kể có thể đã xảy ra, dẫn đến việc nhà giao dịch bị đặt vào một tình huống quá trễ.
(Tài liệu tham khảo: Lagging Indicator, Investopedia)