|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cấm vận thương mại (Trade Embargo) là gì?

17:16 | 04/09/2019
Chia sẻ
Cấm vận thương mại (tiếng Anh: Trade Embargo) là biện pháp cấm hoàn toàn quan hệ thương mại (xuất, nhập khẩu) đối với một quốc gia nào đó.
embargo

Hình minh họa. Nguồn: twitter

Cấm vận thương mại (Trade Embargo)

Khái niệm

Cấm vận thương mại trong tiếng Anh là Trade Embargo.

Cấm vận thương mại là biện pháp cấm hoàn toàn quan hệ thương mại (xuất, nhập khẩu) đối với một quốc gia nào đó. Cấm vận có thể được thực hiện đối với một hoặc một vài, hoặc thậm chí đối với tất cả các mặt hàng. 

Một lệnh cấm vận thường được tạo ra do kết quả của hoàn cảnh chính trị hoặc kinh tế không thuận lợi giữa các quốc gia. Biện pháp hạn chế thương mại phi thuế quan này mang tính khắc nghiệt nhất và thường nhằm đạt tới các mục tiêu chính trị. 

Nó được tạo ra để cô lập một quốc gia và tạo khó khăn cho cơ quan quản lí của quốc gia đó, buộc nước này phải hành động về vấn đề dẫn đến lệnh cấm vận. Cấm vận có thể được những quốc gia riêng rẽ, hoặc các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc tiến hành.

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Cấm vận thương mại đối với chính phủ của các quốc gia

Mục tiêu của lệnh cấm vận thương mại là gây áp lực lên các chính phủ khác bằng cách cấm xuất khẩu và nhập khẩu từ các quốc gia đó. Các lệnh cấm vận thương mại thường được viện dẫn để chống lại các quốc gia thể hiện mối đe dọa đối với các quốc gia khác hoặc với chính người dân của họ.

Một trong những ví dụ đáng chú ý nhất của lệnh cấm vận này là lệnh cấm vận thương mại Cuba của Mỹ. Chính phủ Mỹ không đồng ý với chính phủ Cuba và do đó đã cắt đứt quan hệ với Cuba, từ đó các công ty của Mỹ giao dịch với Cuba là bất hợp pháp. Với mục đích là việc thiếu đi quan hệ thương mại sẽ làm tổn thương nền kinh tế Cuba và sẽ buộc chính phủ Cuba phải tuân thủ chính phủ Mỹ. 

Tuy nhiên, đây không phải là hình thức cấm vận duy nhất. Các quốc gia thường tham gia vào các lệnh cấm vận chiến lược nhằm hạn chế việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ quân sự sang các quốc gia khác. 

Điều này là phổ biến đối với các nước phát triển hỗ trợ một số quốc gia buôn bán vũ khí và quân sự và không hỗ trợ các nước khác. Điều này đúng trong trường hợp của Iran. Chính phủ Mỹ không cung cấp hỗ trợ quân sự cho Iran, nhưng Nga thì có. 

Cấm vận thương mại đối với người dân các quốc gia

Một khía cạnh thực tế của các lệnh cấm vận và trừng phạt là sự thể hiện của Chính phủ với người dân rằng các nhà lãnh đạo của họ sẽ có hành động chống lại mối đe dọa. Tuy nhiên, nạn nhân của các lệnh trừng phạt thường không phải là những người nắm quyền, mà là công dân của quốc gia đó bị ảnh hưởng. 

Đây là trường hợp ở Iraq. Được dẫn dắt bởi nhà độc tài Saddam Hussein đã chứng minh sự thờ ơ của họ đối với phúc lợi của công dân, các nhà lãnh đạo quyền lực của Iraq đã thỏa thuận với các quốc gia khác về hàng hóa và dịch vụ trong các lệnh trừng phạt kinh tế. Kết quả là, họ được hưởng lợi cá nhân trong khi sức khỏe, sức mạnh và cơ sở hạ tầng của Iraq sụp đổ.

Quốc gia từng phát triển và thịnh vượng đã trở thành một vùng đất nơi các bệnh dịch đã bị xóa bỏ lại quay lại và trẻ em thì đang chết dần. Do kết quả của việc thương mại hợp pháp bị ngăn chặn, người dân chịu cảnh nghèo đói và phụ thuộc vào viện trợ lương thực từ Liên Hợp Quốc và giáo dục thì mai một. 

Ít nhất 500.000 trẻ em đã phải chịu đựng và tử vong trong thời gian các lệnh trừng phạt kinh tế do Liên Hợp Quốc áp đặt và quốc gia này vẫn chưa được xây dựng lại hoàn toàn.

Như lịch sử ghi nhận, các lệnh cấm vận thương mại có sức mạnh ngăn chặn chiến tranh nhưng có khả năng gây ra hậu quả không lường trước được.

(Tài liệu tham khảo: investopedia, borgenproject, myaccountingcourse)

Lam Anh