4 'cá mập' từ chối, Student Life Care vẫn 'hút' vốn của shark Thái Vân Linh
Cô bé 11 tuổi bán chè bưởi nhận 300 triệu đồng trong Shark Tank Việt Nam |
Dịch vụ hoà nhập môi trường mới cho du học sinh Việt
Xuất hiện trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 2 tập 10, hai anh chàng sáng lập Student Life Care kêu gọi 300.000 USD cho 12% cổ phần công ty.
Cùng với giám đốc vận hành, Hà Ngọc Anh - nhà sáng lập và giám đốc điều hành startup này giới thiệu rành rọt về mô hình kinh doanh cung cấp dịch vụ cho du học sinh Việt ở nước ngoài.
Nhà sáng lập Hà Ngọc Anh (bên trái) cùng Giám đốc vận hành Tuấn Anh trong chương trình Shark Tank Việt Nam vào tối 5/9. Ảnh: Shark Tank Việt Nam. |
Cụ thể, Student Life Care cung cấp ba dịch vụ chính: sắp xếp nhà ở, đón du học sinh tại sân bay và dịch vụ tour hướng dẫn hoà nhập môi trường mới.
Đối với dịch vụ sắp xếp nhà ở, Student Life Care sử dụng hệ thống công nghệ để quản lý các chủ nhà, giúp du học sinh lựa chọn những căn phòng phù hợp nhất. Cộng tác viên người Việt sống tại nước ngoài đến trực tiếp kiểm tra, đánh giá chi tiết từng ngôi nhà.
Bên cạnh đó, công ty cung cấp dịch vụ đón du học sinh bằng ô tô riêng và giải quyết các rủi ro sân bay có thể phát sinh.
Dịch vụ chính còn lại là tour hướng dẫn hoà nhập bao gồm mở thẻ ngân hàng, đăng ký SIM điện thoại, mua sắm đồ thiết yếu, thăm quan trường, chia sẻ kinh nghiệm.
Ngọc Anh cho biết, startup đã hỗ trợ hơn 1.700 du học sinh. Mỗi khách hàng công ty thu gói dịch vụ trung bình khoảng 7 - 8 triệu đồng.
Hiện tại, công ty có 2.000 dữ liệu về nhà ở và hơn 800 cộng tác viên người Việt, đang sống và làm việc học tập tại nước ngoài. 80% khách hàng đến từ những trung tâm tư vấn du học ở Việt Nam và công ty đã ký hợp đồng với hơn 170 trung tâm du học trong nước.
Student Life Care hoạt động ở 8 quốc gia: Đức, Anh, Úc, Mỹ, Canada, Newzealand, Hà Lan, Singapore và là một trong 4 startup tại Việt Nam tham dự cuộc thi K-Startup tại Hàn Quốc. Năm 2017, doanh thu của công ty là 200.000 USD và dự kiến đạt 350.000 USD vào cuối 2018.
Bước sang giai đoạn hai, công ty muốn xây dựng văn phòng đại diện tại mỗi nước mà họ cung cấp dịch vụ để quản lý các cộng đồng ở nước ngoài.
Ngọc Anh cho biết, theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Student Life Care tổng hợp ở các Đại sứ quán, khoảng 150.000 du học sinh người Việt đang học ở nước ngoài.
4 'cá mập' từ chối
Ông Phạm Thanh Hưng đánh giá đây là mô hình có thể đáp ứng nhu cầu trước tốc độ người Việt du học khủng khiếp như hiện này. Nhưng ông nhận thấy dịch vụ của phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người (phải tuyển cộng tác viên đi chụp từng nhà). Vì thế, ông từ chối đầu tư.
Sau đó Ngọc Anh chia sẻ về con số dự toán tài chính trong vòng 5 năm tới, với mức lợi nhuận dự kiến 10 tỷ đồng sau 4 năm.
Doanh nhân Phú phát biểu: “Nhìn biểu đồ tài chính 5 năm, anh thấy doanh thu quá nhỏ nên quyết định không đầu tư”.
Shark Dũng tính toán và chỉ ra rằng với những con số tài chính mà Ngọc Anh đưa ra, giá trị công ty sau 4 năm không thể gấp đôi hiện tại. Ông đặt câu hỏi: “Em đưa cho nhà đầu tư một cơ hội, sau 4 năm nữa giá trị công ty không tăng gấp đôi. Em là nhà đầu tư, em có quyết định đầu tư không?”. Ông Hưng nói thêm rằng với quy mô thị trường du học sinh Việt là 15.000 người, công ty đang tự giới hạn nguồn doanh thu.
Nguyễn Ngọc Thuỷ nói rằng, khi đầu tư vào khởi nghiệp, ông đưa ra quyết định dựa trên hai yếu tố ngành và con người. Ông đánh giá Student Life Care có sự khác biệt trong yếu tố con người, nhưng quy mô thị trường mà công ty hướng đến đang quá bé. Mặc dù khá phân vân nhưng do chưa thấy sự hấp dẫn, nên ông quyết định không đầu tư.
Tuy nhiên, bà Thái vân Linh Thái tỏ ra hứng thú với mô hình của Student Life Care. Bà khuyên Startup Life Care không chỉ nên tập trung vào mỗi thị trường du học sinh Việt Nam. Với quan niệm kinh doanh toàn cầu, Startup Life Care có thể hướng đến cộng đồng du học sinh của các nước khác. Bà đề nghị đầu tư 300.000 USD cho 33% cổ phần.
Hai chàng trai nhận cam kết đầu tư 300.000 USD của bà Thái Vân Linh. Ảnh: Shark Tank Việt Nam. |
Ngọc Anh cho biết Student Life Care hiện nay cũng nhận một số lời đề nghị đầu tư, nhưng họ chưa trả lời. Anh cho biết với con số bà Linh đưa ra, công ty đang bị định giá thấp so với những lời đề nghị trước đó. Anh đề xuất 300.000 USD cho 20%.
Bà Linh vẫn giữ nguyên lời đề nghị và nói thêm rằng, sau khi thẩm định giá công ty và trao đổi với nhà đầu tư, hai bên có thể trao đổi lại con số.
Cuối cùng sau một hồi cân nhắc, hai anh chàng sáng lập Student Life Care đồng ý với lời đề nghị từ shark Linh, theo đó họ sẽ nhận 300.000 USD cho 33% cổ phần công ty.
Xem thêm |