|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu gạo, 'tranh mua tranh bán là lẽ tự nhiên'

20:00 | 01/11/2018
Chia sẻ
Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể dễ dàng tham gia xuất khẩu gạo dấy lên lo lắng về tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
xuat khau gao tranh mua tranh ban la le tu nhien Đa dạng hóa và chuyển hướng để xuất khẩu gạo Việt Nam vươn xa

Chia sẻ với báo chí tại Hội nghị phổ biến Nghị định 107/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo và các văn bản hướng dẫn thi hành nghị định do Bộ Công Thương tổ chức ngày 1/11 tại TP HCM, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, dẫn lời một chuyên gia kinh tế cho rằng thời gian đầu áp dụng, thị trường xuất khẩu gạo có thể "loạn" vì không được kiểm soát chặt chẽ như trước.

xuat khau gao tranh mua tranh ban la le tu nhien
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chia sẻ với báo chí xung quanh Nghị định 107/2018

Tuy nhiên, theo ông Khánh, hoạt động tranh mua tranh bán là lẽ tự nhiên của kinh tế thị trường. Trật tự mới theo kinh tế thị trường sẽ hình thành thay cho trật tự trước đây là theo mệnh lệnh hành chính. DN nào làm ăn có uy tín sẽ tồn tại, còn chụp giật sẽ bị đào thải.

"Thời gian qua, một số DN lớn "ấm ức" vì đã đầu tư rất nhiều để đáp ứng điều kiện để được cấp phép xuất khẩu gạo nay phải cạnh tranh với các DN không cần đầu tư, chỉ đi thuê theo quy định mới. Nhưng tôi cho rằng việc đầu tư của DN sẽ không lãng phí mà họ sẽ hưởng lợi về sau vì đây là cách DN chứng minh với đối tác về năng lực, khả năng kiểm soát chất lượng" - Thứ trưởng Khánh trấn an.

Ông ví von: "Trước đây các DN xuất khẩu gạo được tạo điều kiện kinh doanh trong môi trường ổn định của bể cá, các thông số đều được kiểm soát nên rất an toàn. Đã đến lúc họ phải tự bơi ra sông hồ, biển lớn như các DN ở những ngành hàng nông sản khác như: cà phê, tiêu, điều,… Những ngành hàng này DN không chỉ cạnh tranh quốc tế mà còn phải cạnh tranh với DN có vốn đầu tư nước ngoài trên sân nhà".

Theo Bộ Công Thương, hiện cả nước có hơn 140 DN có giấy phép xuất khẩu gạo, trong đó, 3 DN được cấp sau khi Nghị định 107/2018 có hiệu lực vào ngày 1-10 vừa qua.

Thống kê của Tổng cục Hải quan đến ngày 15-10 cho thấy sản lượng xuất khẩu của năm 2018 đã đạt 5 triệu tấn, tăng 4% về số lượng và tăng 17,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Thị trường chính của gạo Việt Nam vẫn là các nước châu Á (67,9%), châu Phi 11,7%, châu Mỹ 8%, Trung Đông 6,3%,…

Nghị định 107/2018 thay thế Nghị định 109/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã tạo điều kiện thông thoáng cho DN hoạt động trong lĩnh vực này. Theo đó, các DN không phải đầu tư sở hữu kho chứa, máy xay xát như trước đây mà có thể đi thuê, DN không phải đăng ký xuất khẩu gạo qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam, không còn giá sàn xuất khẩu gạo,…

Xem thêm

Ngọc Ánh