Giá tiêu hôm nay 12/4: Tăng đến 5.000 đồng/kg, đơn hàng từ Mỹ được nối lại
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu sáng nay tiếp tục tăng 4.000 tại khu vực Đông Nam Bộ và 5.000 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên, dao động trong khoảng 153.000 – 155.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang được thu mua ở mức cao nhất là 155.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tương tự, giá tiêu tại tỉnh Gia Lai tăng 5.000 đồng/kg và được giao dịch ở mức 153.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại các địa phương còn lại gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng Nai đồng loạt tăng 4.000 đồng/kg, lên mức 153.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 12/4 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
155.000 |
+5.000 |
Gia Lai |
153.000 |
+5.000 |
Đắk Nông |
155.000 |
+5.000 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
153.000 |
+4.000 |
Bình Phước |
153.000 |
+4.000 |
Đồng Nai |
153.000 |
+4.000 |

Trên thị trường thế giới
Trong khi đó, thị trường tiêu thế giới lại khá lặng sóng. Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiện Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đang niêm yết giá tiêu đen Lampung Indonesia ở mức 7.147 USD/tấn.
Tiêu đen Kuching Malaysia tiếp tục được báo giá ở mức cao nhất là 9.850 USD/tấn, trong khi tiêu đen ASTA 570 của Brazil đứng ở mức thấp nhất với 6.800 USD/tấn.
Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam hôm nay tiếp tục ổn định ở mức 6.600 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 6.800 USD/tấn với loại 550 g/l.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 12/4 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.147 |
- |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.800 |
- |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
9.850 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.600 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.800 |
- |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Malaysia ASTA đứng ở mức 12.300 USD/tấn, tiếp theo là tiêu trắng Muntok Indonesia đạt 9.805 USD/tấn và tiêu trắng Việt Nam là 9.600 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 12/4 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
9.805 |
- |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
12.300 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.600 |
- |
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Theo Báo VietNamNet, lãnh đạo Hiệp hội Hồ tiêu và gia vị Việt Nam cho hay, do Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất nên thông tin về mức thuế 46% của Mỹ khiến các doanh nghiệp ngành hàng này hết sức bất ngờ. Đến ngày 7/4, nhiều hợp đồng đã ký với đối tác Mỹ phải dừng lại hoặc hủy, bởi khách Mỹ sợ thuế tăng sẽ rất rủi ro.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán giữa doanh nghiệp hai bên đã thay đổi chóng mặt khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu cao trong 90 ngày.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, chia sẻ, "là doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu số 1 sang Mỹ, nếu hôm 9/4, nhiều khách hàng Mỹ gặp chúng tôi còn nói không buôn bán gì được nữa thì sáng sớm 10/4, họ đã nhắn tin tới tấp, đơn hàng gửi về rất nhiều”. Khách chốt mua hàng rất nhanh khiến Phúc Sinh phải 'điên cuồng' làm việc tới 3 ca.
Mỹ không sản xuất được hạt tiêu nên mỗi năm thị trường này phải nhập lượng lớn, chủ yếu từ Việt Nam. "Bây giờ chúng tôi chỉ tập trung buôn bán thôi", ông Phan Minh Thông kể.
Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho rằng, nếu muốn doanh nghiệp quay về, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp vừa phát triển “sân nhà”, vừa mở rộng “sân khách” thì cần chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nội địa như doanh nghiệp xuất khẩu.
“Khi doanh nghiệp xuất khẩu có thời điểm vay USD lãi suất chỉ hơn 1%, doanh nghiệp sản xuất nội địa vay tiền đồng lên đến 9-10% thì chưa thể xem là cơ chế thúc đẩy công bằng. Nếu thị trường sản xuất nội địa có những gói vay lãi suất hấp dẫn, tôi tin rằng có thể tạo ra một thị trường giàu có hơn nữa các sản phẩm”, ông Thông thẳng thắn nói.
Cùng với đó, nếu Việt Nam có sàn giao dịch hàng hoá thì sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn, thậm chí có thể tham gia điều tiết dòng chảy hàng hóa toàn cầu.
Ông Thông nhấn mạnh, không có “liều thuốc tiên” nào hiệu dụng ngay với các chính sách hỗ trợ, thế nhưng sàn giao dịch có thể là “cái túi thần kỳ” giúp doanh nghiệp giảm đáng kể tác động thuế quan của thị trường Mỹ. Giao dịch qua sàn, khi đó dòng chảy hàng hóa sẽ từ đây đi khắp thế giới chứ không phụ thuộc vào một thị trường lớn nhất.