|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vòng đời ngành công nghiệp (Industry Life Cycle) là gì? Các giai đoạn

09:50 | 15/05/2020
Chia sẻ
Vòng đời ngành công nghiệp (tiếng Anh: Industry Life Cycle) đề cập đến sự phát triển của một ngành hoặc doanh nghiệp thông qua 4 giai đoạn dựa trên các đặc điểm kinh doanh thường được biểu hiện trong mỗi giai đoạn.
Vòng đời ngành công nghiệp (Industry Life Cycle) là gì? Các giai đoạn - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Discuss retail in detail)

Vòng đời ngành công nghiệp

Khái niệm

Vòng đời ngành công nghiệp trong tiếng Anh là Industry Life Cycle.

Vòng đời ngành công nghiệp đề cập đến sự phát triển của một ngành hoặc doanh nghiệp thông qua 4 giai đoạn dựa trên các đặc điểm kinh doanh thường được biểu hiện trong mỗi giai đoạn.

4 giai đoạn của mỗi vòng đời ngành công nghiệp là giai đoạn mở đầu, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm.

Các ngành công nghiệp được sinh ra khi sản phẩm mới được phát triển, với sự không chắc chắn đáng kể về qui mô thị trường, qui cách sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh chính. Hợp nhất và thất bại đã đánh đổ một ngành công nghiệp khi nó đang phát triển, và các đối thủ cạnh tranh còn lại sẽ giảm thiểu chi phí khi tăng trưởng chậm lại và cầu cuối cùng giảm đi. 

Không có định nghĩa chung cho các giai đoạn khác nhau của vòng đời ngành công nghiệp, nhưng thông thường, nó có thể được chia ra thành mở đầu, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm. Độ dài tương đối của mỗi giai đoạn có thể cũng có sự khác nhau đáng kể giữa các ngành. Mô hình tiêu chuẩn thường liên quan đến hàng hóa sản xuất, nhưng nền kinh tế dịch vụ ngày nay có thể hoạt động hơi khác, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ truyền thông Internet. 

Các giai đoạn của vòng đời ngành công nghiệp

Giai đoạn mở đầu

Giai đoạn mở đầu, hoặc khởi động, liên quan đến việc phát triển và và tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ mới từ sớm. Các nhà đổi mới thường tạo ra các doanh nghiệp mới để cho phép sản xuất và quảng bá sản phẩm mới. Thông tin về sản phẩm và người tham gia trong ngành thường bị hạn chế, do đó nhu cầu có xu hướng không rõ ràng. Người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cần tìm hiểu thêm về chúng, trong khi các nhà cung cấp vẫn đang phát triển và mài giũa các sản phẩm bán ra. 

Ngành công nghiệp có xu hướng bị chia cắt cao trong giai đoạn này. Những người tham gia có xu hướng không có lợi nhuận vì phát sinh những chi phí để phát triển và tiếp thị sản phẩm trong khi doanh thu thì vẫn còn thấp. 

Giai đoạn tăng trưởng

Người tiêu dùng trong ngành công nghiệp mới đã hiểu được giá trị của sản phẩm mới bán ra, và nhu cầu tăng nhanh. Một số ít người chơi quan trọng thường trở nên thông suốt, và họ cạnh tranh để thiết lập một phần của thị trường mới. Lợi nhuận trước mắt thường không phải là ưu tiên hàng đầu vì các công ty còn phải chi cho nghiên cứu và phát triển hoặc marketing

Các qui trình kinh doanh được cải thiện, và việc mở rộng về mặt địa lí trở nên phổ biến. Một khi sản phẩm đã chứng minh được sự tồn tại, các công ty lớn hơn trong các ngành công nghiệp liền kề có xu hướng thâm nhập thị trường thông qua mua lại hoặc phát triển nội bộ.

Giai đoạn trưởng thành

Giai đoạn trưởng thành bắt đầu với giai đoạn chấn chỉnh lại thị trường (shakeout), trong đó tăng trưởng chậm lại, tập trung chuyển sang giảm thiểu chi phí, và xảy ra việc hợp nhất. Một số công ty có qui mô kinh tế lớn, cản trở tính bền vững của các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn.

Khi đạt đến sự trưởng thành, các rào cản gia nhập trở nên lớn hơn và bối cảnh cạnh tranh trở nên rõ ràng hơn. Thị phần, dòng tiền và lợi nhuận trở thành mục tiêu hàng đầu của các công ty còn tồn tại. Cạnh tranh về giá trở nên phù hợp hơn nhiều khi sự khác biệt hóa sản phẩm giảm do sự hợp nhất. 

Giai đoạn suy giảm

Giai đoạn suy giảm đánh dấu sự kết thúc của khả năng hỗ trợ tăng trưởng của một ngành. Sự lỗi thời và thị trường phát triển cuối cùng có tác động tiêu cực đến cầu, dẫn đến doanh thu giảm. Điều này tạo ra áp lực chênh lệch khoảng cách, buộc các đối thủ yếu hơn ra khỏi ngành. 

Hợp nhất còn phổ biến hơn nữa khi những người tham gia thị trường tìm kiếm những sự cộng hưởng và lợi lộc nhiều hơn từ qui mô. Sự suy giảm thường báo hiệu sự kết thúc của khả năng tồn tại đối với mô hình kinh doanh hiện tại, đẩy những người tham gia ngành sang các thị trường liền kề. Giai đoạn suy giảm có thể bị trì hoãn với các cải tiến sản phẩm qui mô lớn hoặc tái sử dụng, nhưng những điều này có xu hướng kéo dài một quá trình tương tự.

(Theo Investopedia)

Ích Y

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.