|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vốn góp ban đầu (Initial Capital) là gì? Điều kiện huy động vốn góp ban đầu

13:39 | 26/08/2019
Chia sẻ
Theo Luật Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu (tiếng Anh: Initial Capital) cần thiết để đăng kí thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty.
bi-quyet-truoc-khi-goi-von-cho-startup-ban-khong-nen-bo-qua-getfly-crm_oyny

Hình minh họa (Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn)

Vốn góp ban đầu

Vốn góp ban đầu trong tiếng Anh gọi là Initial Capital.

Vốn góp ban đầu là phần vốn hình thành do các chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp. Hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp Nhà nước có vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của nhà nước, hay doanh nghiệp tư nhân có vốn góp ban đầu là vốn đầu tư của cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp, theo Luật Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty. 

Tuy nhiên, các công ty cổ phần cũng có một số dạng tương đối khác nhau, do đó cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau. Trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…, vốn góp ban đầu cũng có nhiều phương thức huy động khác nhau như do chủ đầu tư bỏ ra, do các bên tham gia, đối tác góp… 

Tỷ lệ và qui mô góp vốn của các bên tham gia công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như luật pháp, đặc điểm ngành kinh tế - kĩ thuật, cơ cấu liên doanh.

Điều kiện huy động vốn góp ban đầu

Việc huy động vốn góp ban đầu phụ thuộc nhiều vào hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những hình thức huy động vốn góp ban đầu khác nhau. Qui mô vốn góp thường bị giới hạn bởi năng lực tài chính của các thành viên. Việc sử dụng vốn góp cũng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các chủ sở hữu.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2017)

Đỗ Hải Yến

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.