|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vốn coi như tự có của ngân hàng là gì?

17:40 | 26/08/2019
Chia sẻ
Vốn coi như tự có của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, còn được gọi là vốn chủ sở hữu. Đây là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng.
f

Hình minh họa (Nguồn: TheBank)

Vốn coi như tự có của ngân hàng 

Vốn coi như tự có của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng. 

Đây là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng. Ví dụ: lợi nhuật chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạn thanh toán hoặc các quĩ chuyên dùng chưa sử dụng đến như quĩ phát triển nghiệp vụ ngân hàng, quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi, quĩ khấu hao tài sản cố định,... (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Khái niệm vốn tự có theo Hiệp định Basel 

Theo Hiệp định Basel (Basel Accord) do ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng (thuộc ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS) ban hành, vốn của ngân hàng chia thành hai loại.

Vốn cấp 1 (Tier 1 Capital)

Còn gọi là vốn tự có cơ bản (core capital), gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Như vậy vốn cấp 1 tương đương với vốn tự có (Equity bank).

Vốn cấp 2 (Tier 2 Capital)

Còn gọi là vốn tự có bổ sung (supplymentary capital), gồm cổ phần ưu đãi có thời hạn, các trái phiếu bổ sung và giấy nợ. Tuy nhiên, vốn cấp 2 chỉ có thể đạt mức cao nhất là 50% so với tổng số vốn chủ sở hữu của một ngân hàng.

Hơn nữa, các phương tiện tài chính trong vốn tự có bỏ sung phải loại bỏ dần khỏi vốn tự có của ngân hàng khi đến hạn. Như vậy, khái niệm vốn tự có bổ sung cụ thể và rộng hơn vốn coi như tự có.

Hiệp định Basel chỉ áp dụng cho các nước tham gia kí kết. Tuy nhiên đây là một chuẩn mực quốc tế nên cách phân loại của nó là một cơ sở tham khảo có giá trị.

Vốn của ngân hàng thường chiếm tỉ trọng nhỏ (không quá 10%) trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng nắm giữ, nhưng lại là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt vì nó phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng, do vậy nó quyết định qui mô của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thu hút những nguồn vốn khác và cho vay.

Vốn coi như tự có của ngân hàng được ví như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị của những tài sản đang có của ngân hàng, sự giảm giá trị có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê

Khai Hoan Chu