|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vị trí tổ chức đủ điều kiện (Qualified Institutional Placement - QIP) là gì?

20:33 | 29/03/2020
Chia sẻ
Vị trí tổ chức đủ điều kiện (tiếng Anh: Qualified Institutional Placement - QIP) là cách để các công ty niêm yết tăng vốn, mà không phải nộp giấy tờ pháp lí cho cơ quan quản lí thị trường.
Vị trí tổ chức đủ điều kiện (Qualified Institutional Placement - QIP) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Corporate Capital Ventures.

Vị trí tổ chức đủ điều kiện

Khái niệm

Vị trí tổ chức đủ điều kiện trong tiếng Anh là Qualified Institutional Placement, viết tắt là QIP.

Vị trí tổ chức đủ điều kiện là cách để các công ty niêm yết tăng vốn, mà không phải nộp giấy tờ pháp lí cho cơ quan quản lí thị trường. Nó tương đối phổ biến ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Ấn Độ (SEBI) đã tạo ra qui tắc để tránh sự phụ thuộc của các công ty vào nguồn vốn nước ngoài.

QIP rất hữu ích vì một vài lí do. Việc sử dụng chúng giúp tiết kiệm thời gian vì việc phát hành QIP và việc tiếp cận vốn nhanh hơn nhiều so với thông qua một FPO (Follow on Public Offer – phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư hoặc công ty niêm yết trên sàn chứng khoán). Việc tiếp cận vốn nhanh hơn là do các QIP có ít qui tắc và qui định pháp lí phải tuân theo, khiến chúng tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Hơn nữa, phí pháp lí thấp hơn, và không có chi phí niêm yết ở nước ngoài.

Cách thức hoạt động của Vị trí tổ chức đủ điều kiện

Một vị trí tổ chức đủ điều kiện ban đầu là một chỉ định về một vấn đề chứng khoán được đưa ra bởi Ủy ban Chứng khoán và Sở Giao dịch Ấn Độ (SEBI). QIP cho phép một công ty niêm yết của Ấn Độ huy động vốn từ thị trường nội địa mà không cần phải nộp bất kì hồ sơ nào trước khi phát hành cho cơ quan quản lí thị trường. SEBI giới hạn các công ty chỉ huy động tiền thông qua phát hành chứng khoán.

SEBI đưa ra các hướng dẫn cho đại lộ tài chính Ấn Độ độc đáo này vào ngày 8/5/2006. Lí do chính để phát triển QIP là để Ấn Độ không phụ thuộc quá nhiều vào vốn nước ngoài để tài trợ cho tăng trưởng kinh tế. 

Trước QIP, đã có sự lo ngại ngày càng tăng từ các nhà quản lí Ấn Độ rằng các công ty trong nước của họ đã tiếp cận nguồn tài trợ quốc tế quá dễ dàng thông qua biên lai lưu kí của Mỹ (ADR), Trái phiếu chuyển đổi ngoại tệ (FCCBs) và Biên nhận lưu kí toàn cầu (GDR), thay vì vốn từ nguồn Ấn Độ. Các nhà chức trách đề xuất các hướng dẫn của QIP để khuyến khích các công ty Ấn Độ gây quĩ trong nước thay vì khai thác vào thị trường nước ngoài.

Qui định của Vị trí tổ chức đủ điều kiện

Để được phép tăng vốn thông qua QPI, một công ty phải được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cùng với các yêu cầu cổ phần tối thiểu theo qui định trong thỏa thuận niêm yết của họ. Ngoài ra, công ty phải phát hành ít nhất 10% chứng khoán đã phát hành của mình cho các quĩ tương hỗ hoặc một bên được phân phối cổ phiếu.

Các qui định cũng tồn tại đối với số lượng bên được phân phối cổ phiếu trên QIP, tùy thuộc vào các yếu tố cụ thể trong một vấn đề. Ngoài ra, không một đối tượng duy nhất nào được phép sở hữu hơn 50% tổng số nợ. Hơn nữa, bên được phân phối cổ phiếu không được liên quan dù theo bất kì cách nào trong việc thúc đẩy vấn đề. Một số qui định khác chỉ ra ai có thể hoặc không thể nhận được các vấn đề về chứng khoán QIP.

(theo Investopedia)

Hoàng Vy