|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Top 10 thị trường cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam nhiều nhất 9 tháng 2020

08:19 | 23/10/2020
Chia sẻ
Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam 9 tháng đầu năm nay có Argentina, Mỹ, Brazil, Trung Quốc...

Tính toán từ số liệu Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 9 Việt Nam chi 348 triệu USD để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) giảm 13% so với tháng trước đó, nhưng tăng 35% so với cùng kì năm 2019.

So với tháng 8, nhập khẩu TĂCN & NL từ hầu hết thị trường giảm; trong đó giảm nhiều nhất là Nhật Bản trên 80%, UAE giảm 62%, Thái Lan giảm 45%. Ngược lại, một số thị trường tăng vọt như Philippines tăng 897% lên hơn 2,4 triệu USD; Chile tăng 510% đạt 4,5 triệu USD và tăng 142% đạt hơn 0,7 triệu USD.

Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 9 có Argentina, Mỹ, Brazil, Trung Quốc...

Cụ thể, Argentina là thị trường cung cấp TĂCN & NL lớn nhất cho Việt Nam với 160 triệu USD chiếm hơn 46% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, so với tháng trước giảm 13% nhưng tăng 35% so với cùng kì năm ngoái về kim ngạch.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Tính chung, trong 9 tháng đầu năm nay Việt Nam chi hơn 2,9 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, tăng hơn 3% so với cùng kì 2019.

Một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh như Chile 11,8 triệu USD, tăng 85%, Mexico 3 triệu USD, tăng 74%, Brazil hơn 282 triệu USD, tăng 73%...

Top 10 thị trường Việt Nam nhập khẩu TĂCN & NL nhiều nhất 9 tháng đầu năm ghi nhận Argentina đứng đầu khi chiếm 41% tổng nhập khẩu với trị giá hơn 1,2 tỉ USD, tăng 6% cùng kì năm ngoái.

Mỹ theo sau chiếm khoảng 13% đạt trên 372 triệu USD, giảm 6%. Brazil đứng thứ ba khi chiếm gần 10% đạt 282,8 triệu USD và tăng đến 72% cùng kì...

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Chi tiết nhập khẩu TĂCN & NL 9 tháng 2020 của Việt Nam

Thị trường
Tháng 9/2020 9 tháng đầu năm 2020 
Kim ngạch (1.000 USD)
So với tháng 8/2020 (%)
Tỉ trọng (%)
Kim ngạch (1.000 USD)
So với cùng kì 2019 (%)
Tỉ trọng (%)
Tổng
348.186
-13,5
100,0
2.932.480
3,2
100,0
Argentina
160.663
-13,5
46,1
1.210.425
6
41,3
Mỹ
43.098
-28,3
12,4
372.771
-20,8
12,7
Brazil
32.851
-26,3
9,4
282.824
72,8
9,6
Trung Quốc
17.120
24,6
4,9
138.644
-0,2
4,7
Đài Loan
7.784
10,5
2,2
70.583
22,3
2,4
Indonesia
7.703
20,3
2,2
62.175
-2,4
2,1
Thái Lan
6.861
-44,69
2,0
108.866
24,6
3,7
Ấn Độ
5.298
-35,1
1,5
111.524
-14,2
3,8
Chile
4.528
510,9
1,3
11.880
84,9
0,4
Malaysia
3.302
164
0,9
28.840
22,4
1,0
Hàn Quốc
2.789
-3,1
0,8
32.401
-12
1,1
Philippines
2.424
896,9
0,7
11.732
-18,2
0,4
Singapore
2.217
33,6
0,6
19.707
46,5
0,7
Hà Lan
1.425
-20,6
0,4
13.247
16,5
0,5
Pháp
1.418
-5,1
0,4
16.835
-26,5
0,6
Canada
1.085
-11,1
0,3
10.661
-73
0,4
Italy
929
-6,2
0,3
17.079
-52,1
0,6
Đức
776
-1,9
0,2
7.912
-2,3
0,3
Tây Ban Nha
748
141,6
0,2
6.520
-17,3
0,2
Bỉ
736
-41,3
0,2
8.513
37,7
0,3
Australia
562
-0,5
0,2
10.670
-52,9
0,4
Mexico
309
-34,2
0,1
3.159
73,6
0,1
UAE
222
-62,3
0,1
22.398
41,8
0,8
Áo
155
76,9
0,0
2.028
-15,4
0,1
Anh
129
50,9
0,0
1.215
27,7
0,0
Nhật Bản
55
-80,5
0,0
2.001
33,5
0,1

Ánh Dương

Tránh FOMO trong sóng cổ phiếu khoáng sản
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.