|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường heo hơi năm 2022: Khủng hoảng tiếp tục đeo bám thị trường

07:57 | 02/02/2023
Chia sẻ
Năm 2022, ngành chăn nuôi heo toàn cầu đối mặt với một loạt thách thức từ giá thức ăn chăn nuôi leo thang, tới dịch bệnh và nhu cầu sụt giảm do dịch COVID-19.

Giá thịt heo tại nhiều nơi do đó đã sụt giảm mạnh, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của người chăn nuôi.

Tại Trung Quốc, sản lượng thịt heo năm 2022 tăng 4,6% so với năm trước lên mức cao nhất kể từ năm 2014 nhờ sản lượng lớn trong quý IV. Tuy nhiên, giá heo hơi có xu hướng giảm trong giai đoạn cuối năm, dù sắp bước vào dịp Tết Nguyên Đán, vì diễn biến dịch COVID-19 phức tạp khi số ca mắc vẫn tăng cao.

Trong khi tại Việt Nam, giá heo hơi dù đã giảm vào đầu tháng 12, nhưng đã chững lại vào cuối tháng. Điều này cho thấy thị trường đang có sự điều tiết chờ tín hiệu để điều chỉnh tăng giá trở lại từ dịp Tết Dương lịch nhờ nhu cầu tăng lên.

 Biến động giá heo hơi trong năm 2022. Tổng hợp: LyLy Cao. Graphic: Chu Toàn

Hoạt động sản xuất của các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong năm 2022 khi nguồn thức ăn và con giống phụ thuộc vào nhập khẩu, chưa kể những hạn chế trong hoạt động giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi cũng như việc kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vẫn nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định thị trường. Năm 2022, tăng trưởng sản xuất của ngành chăn nuôi khoảng 5 - 6%, sản lượng thịt các loại ước đạt 6,98 triệu tấn. Trong đó sản lượng thịt heo đạt là 4,3 triệu tấn.

Các công ty chứng khoán nhận định các công ty chăn nuôi sẽ bắt đầu phục hồi vào năm 2023 khi chi phí chăn nuôi sẽ giảm, trong khi giá heo hơi dự kiến sẽ tăng chậm.

Xem chi tiết báo cáo thị trường heo hơi năm 2022 tại đây:  

 

LyLy Cao - Hương Quỳnh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.