[Báo cáo] Thị trường heo hơi tháng 11/2023: Duy trì ảm đam dù xuất hiện tín hiệu tích cực
Nhìn chung, tốc độ giảm đàn heo ở nhiều quốc gia, ngoài châu Âu và Hàn Quốc, là chậm, bất chấp áp lực về lợi nhuận và tâm lý không mấy lạc quan về sự thay đổi nhanh chóng trong thương mại toàn cầu.
Giá thịt heo quốc tế tiếp tục giảm trong tháng 11 do nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường châu Á trì trệ và nguồn cung sẵn có để xuất khẩu dồi dào ở một số nhà xuất khẩu, bất chấp doanh số bán hàng nội địa ở châu Âu tăng đột biến trước kỳ nghỉ đông. Xu hướng giảm giá cũng được ghi nhận tại Trung Quốc và Việt Nam.
Tại Trung Quốc, giá heo hơi giảm chủ yếu do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu duy trì ở mức yếu bất chấp các dịp nghỉ lễ đang đến gần. Theo báo cáo từ Cục Thống kê Trung Quốc, mức giảm của giá thịt heo đã tăng từ 30,1% trong tháng 10 lên 31,8% trong tháng 11.
Các nhà sản xuất heo Trung Quốc hầu như không kiếm được lợi nhuận trong năm nay, với nguồn cung cao hơn đáng kể so với một năm trước ngay cả khi nhu cầu duy trì ảm đạm.
Giá heo hơi tại Việt Nam cũng tiếp đà giảm trong tháng 11, giảm khoảng 1,88 – 5,1% trong giai đoạn này. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm vẫn là sức mua trên thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi.
Đến thời điểm này, tình hình chăn nuôi của các doanh nghiệp, trang trại vẫn khá ổn định. Hiện tổng đàn heo của cả nước đạt khoảng 28,6 - 28,7 triệu con. Với tỷ lệ đàn heo hiện có, cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ thịt heo và các sản phẩm từ thị heo của thị trường trong nước từ nay đến cuối năm, kể cả dịp Tết nguyên đán 2024.
Dự báo nhu cầu tiêu thụ vào dịp cuối năm 2023 và đầu năm 2024 chủ yếu phục vụ dịp Tết Nguyên đán tăng từ 10 - 15% so với các tháng khác trong năm. Vì vậy, với việc duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm và tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ thì cơ bản thị trường nguồn cung sẽ ổn định, không bị thiếu hụt thực phẩm.
Chi tiết báo cáo thị trường heo hơi tháng 11/2023 tại đây: