|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tình trạng vô chính phủ (Anarchy) là gì?

15:51 | 19/02/2020
Chia sẻ
Tình trạng vô chính phủ (tiếng Anh: Anarchy) là một hệ thống niềm tin phản đối quyền lực của chính phủ, ủng hộ sự tự quản hoặc cơ chế đồng thuận cộng đồng.
Tình trạng vô chính phủ (Anarchy) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Tình trạng vô chính phủ 

Khái niệm

Tình trạng vô chính phủ trong tiếng Anh là Anarchy.

Tình trạng vô chính phủ là một hệ thống niềm tin phản đối quyền lực của chính phủ, ủng hộ sự tự quản hoặc cơ chế đồng thuận cộng đồng. 

Thuật ngữ này đã trở thành từ đồng nghĩa với hỗn loạn và sự sụp đổ của trật tự dân sự.

Chủ nghĩa vô chính phủ là một triết lí chính trị đối lập với sự cai trị của chính phủ và việc thiết lập hệ thống phân cấp. Triết lí này đã được hoàn thiện vào thế kỉ 20, nhưng nó bắt nguồn từ thời xưa hơn, ít nhất là cho tới Cách mạng Pháp.

Thuật ngữ này bắt nguồn từ một từ Hy Lạp có nghĩa là "không có người cai trị".

Hiểu rõ hơn về tình trạng vô chính phủ

Tình trạng vô chính phủ được chia thành hành hai trường phái tư tưởng riêng biệt. 

Một trường phái bác bỏ tất cả các cơ quan chính phủ, ủng hộ niềm tin vào quyền tự do của cá nhân và quyền tự quản. 

Trường phái khác bác bỏ quyền lực của chính phủ, ủng hộ niềm tin vào chủ nghĩa tập thể, hoặc tính ưu việt của nhóm so với cá nhân.

Những người tự nhận mình ủng hộ chủ nghĩa vô chính phủ đã tụ tập thành các nhóm trong thời kì chính trị hỗn loạn, như trong Nội chiến Tây Ban Nha. 

Các phê phán phổ biến về tình trạng vô chính phủ là nó dẫn đến tình trạng vô luật pháp và hỗn loạn. Dù vậy, các tín đồ của triết lí này cho rằng các xã hội vẫn có thể tồn tại nguyên vẹn và thậm chí phát triển mạnh nếu không bị cai trị bởi các hệ thống phân cấp truyền thống. 

Ảnh hưởng của triết lí vô chính phủ đối với kinh tế ngày nay

Triết lí vô chính phủ được đón nhận bởi một số người tham gia các phong trào phản chiến, chống tư bản và chống toàn cầu hóa vào cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21.

Những người ủng hộ triết lí này đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối các cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới, Nhóm G-8 và Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dẫn đến các cuộc đối đầu tại hội nghị WTO ở Seattle năm 1999.

Một số người ủng hộ Bitcoin tự mô tả mình là những người theo chủ nghĩa vô chính phủ, những người này ủng hộ các loại tiền tệ phi tập trung như Bitcoin. Họ cho rằng tiền mã hóa được tạo ra để phản ứng với các chính phủ và tổ chức tài chính tham nhũng, và làm suy yếu quyền lực của các tổ chức này.

(Tham khảo: Investopedia)

Giang