|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương vụ Việt Nam tại Lào

03:15 | 04/03/2020
Chia sẻ
Cả năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào đạt 1,2 tỉ USD, tăng gần 13%, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng hai nước đã đặt ra trước đó.
Thương vụ Việt Nam tại Lào - Ảnh 1.

Quốc kì của Lào.

Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại Lào

Địa chỉ thương vụ: 76 Sisangvone, Vientiane, Laos.

Điện thoại: +856 20 55512875

Email: la@moit.gov.vn

Fax: 00856 21454743

Tham tán: Bà Lê Thị Phương Hoa.

Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào

Kim ngạch thương mại hai nước liên tục tăng trưởng theo từng năm, trong giao đoạn năm 2010 – 2014.

Năm 2015, quan hệ thương mại hai nước đánh dấu bước tiến mới với việc hoàn tất đàm phán, kí kết hai Hiệp định Thương mại song phương, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương có chiều hướng giảm. Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,123 tỉ USD, giảm 13% so với năm 2014 (1,285 tỉ USD).

Sang năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước chỉ đạt 823 triệu USD, giảm 27% so với năm 2015.

Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm kim ngạch thương mại là do cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước chưa đa dạng, phụ thuộc chủ yếu vào một số mặt hàng chủ lực.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng thương mại biên giới còn nhiều yếu kém, nhất là hệ thống chợ và hạ tầng kĩ thuật, trong khi doanh nghiệp hai nước chưa tham gia sâu vào hệ thống phân phối của nhau.

Sau thời kì sụt giảm trong năm 2015 – 2016, năm 2017, kim ngạch thương mại song phương Việt – Lào đã tăng trưởng trở lại, đạt gần 900 triệu USD, tăng hơn 8% so với năm 2016.

Số liệu từ Vụ Thị trường châu Á – châu Phi trước đó cho biết, 11 tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào đạt hơn 1 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kì năm 2018.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 633,4 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ 2018; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 405 triệu USD, tăng 5% so với cùng kì 2018.

Cả năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào đạt 1,2 tỉ USD, tăng gần 13%, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 1 – 15% do lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra tại kì họp lần thứ 41 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào.

Thương vụ Việt Nam tại Lào - Ảnh 2.

Thương vụ Việt Nam tại Lào - Ảnh 3.

Thương vụ Việt Nam tại Lào - Ảnh 4.

Thương vụ Việt Nam tại Lào - Ảnh 5.

Nguồn: VCCI

Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Lào gồm có: xăng dầu các loại, sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép, phương tiện vận tải phụ tùng, máy móc thiết bị phụ từng, phân bón các loại...

Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Lào gỗ và các sản phẩm từ gỗ, phân bón các loại, quặng và khoáng sản khác, kim loại thường khác

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào có nhiều thuận lợi. Trước hết là việc hai nước có quan hệ kinh tế, chính trị đặc biệt, do đó Chính phủ Lào rất ủng hộ và ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Lào.

Hai nước lại gần gũi về địa lí, do đó hoạt động trao đổi về kinh tế cũng như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa hai nước rất thuận lợi.

Lào có nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt nam có thể hợp tác đầu tư như: thủy điện, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biến nông lâm sản...

Tuy nhiên quan hệ thương mại song phương vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định. Cụ thể, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận.

Trao đổi về việc đầu tư ban đầu giữa doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Lào rất thuận lợi. Nhưng khi triển khai, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, quy hoạch đất đai, sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước.

N. Lê

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.