|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc

23:35 | 16/12/2019
Chia sẻ
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn và là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam. Đây cũng là đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỉ USD về kim ngạch xuất nhập khẩu.

1280px-Flag_of_the_People's_Republic_of_China

Quốc kì nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc

Địa chỉ thương vụ: No. 32 Guanghua Rd., Chaoyang Dist., Jianguomen Wai, Beijing, P.R. China. P.C: 100600.

Điện thoại: (086)10-65329915

Fax: (86)10-65325415

Email: cn@moit.gov.vn

Tham tán: Ông Đào Việt Anh.

Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc

Theo Hải quan Online, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất trong số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương với Việt Nam. Đây là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn và là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam.

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đạt gần 73 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 23,89 tỉ USD, giảm 2% so với cùng kì năm ngoái. 8 tháng qua, thị trường Trung Quốc chiếm tỉ trọng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 

Đáng lo ngại là trong những tháng đầu năm nay, các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại và linh kiện, hàng nông sản (bao gồm rau quảhạt điềuhạt tiêuchècà phêgạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) đều gặp khó ở Trung Quốc.

Trong khi đó, nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta sang Trung Quốc là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chỉ tăng trưởng rất ít. 

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu những tháng qua từ thị trường Trung Quốc lại ở mức rất cao (tăng gần 18% so với cùng kì) với tổng kim ngạch đạt tới 49 tỉ USD. Trung Quốc đang chiếm đến gần 30% tổng kim ngạch nhập của Việt Nam trong cùng thời điểm.

Hầu hết nhóm hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam đều có sự xuất hiện của hàng hóa Trung Quốc, trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng lớn nhất.

Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có sự chênh lệch lớn với con số nhập siêu của Việt Nam lên đến hơn 25 tỉ USD chỉ trong 8 tháng đầu năm nay. 

Như vậy, kim ngạch bình quân trong 8 tháng đầu năm đạt hơn 9 tỉ USD/tháng. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, nhiều khả năng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ năm thứ hai liên tiếp đạt mốc hơn 100 tỉ USD. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỉ USD.

trung quốc 1

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 100 mặt hàng, gồm những món hàng chính như: (1) hàng điện tử: máy vi tính, linh kiện và sản phẩm điện tử); (2) hàng nhiên nguyên liệudầu thôthan, quặng kim loại, các loại hạt có dầu, dược liệu…;

(3) hàng nông sản: lương thực như gạo, sắn khô; rau củ quả, đặc biệt là các loại hoa quả nhiệt đới như chuối, xoài, chôm chôm, thanh long…; chèhạt điều;

(4) hàng thủy sản: thủy sản tươi sống, thủy sản đông lạnh, một số loại mang tính đặc sản như rắn, rùa, ba ba… tự nhiên hoặc được nuôi thả; (5) hàng tiêu dùng: hàng thủ công mĩ nghệ, giày dép, đồ gỗ cao cấp, bột giặt, bánh kẹo…

Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng chính như: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải các loại và sắt thép các loại.

trung quốc 2

N. Lê

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.