Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan
Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan
Địa chỉ thương vụ: 261 Laan van New Oost-Indie,2593 BR, The Hague, The Netherlands.
Điện thoại: (317)038-15594
Email: nl@moit.gov.vn
Fax: (317)038-14205
Tham tán: Ông Nguyễn Hải Tịnh.
Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Hà Lan
Trong năm 2017, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hà Lan đạt 7,77 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2016.
Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan 7,11 tỉ USD, tăng 18%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là máy vi tính, điện thoại, hàng dệt may, giày dép, hạt điều, máy móc, thủy sản...
Nhập khẩu từ Hà Lan 665,47 triệu USD, giảm gần 2%; gồm máy móc – thiết bị - dụng cụ - phụ tùng khác, linh kiện ô tô và phụ tùng, sữa và sản phẩm sữa, dược phẩm.
Như vật, Việt Nam xuất siêu sang Hà Lan tới 6,44 tỉ USD, tăng gần 21% so với năm 2016.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hà Lan trong năm 2017 nhiều nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 2,06 tỉ USD, chiếm 29% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Hà Lan, tăng gần 18% so với năm 2016.
Tiếp đến là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,22 tỉ USD, chiếm 17% và tăng 15%; giày dép đạt 582,86 triệu USD, chiếm 8% và giảm 2%; dệt may 601,51 triệu USD, chiếm gần 9% và tăng 12%; hạt điều đạt 541,81 triệu USD, chiếm gần 8% và tăng gần 42%.
Trong năm 2017, xuất khẩu tất cả các nhóm hàng chủ lực sang Hà Lan đều tăng trưởng so với năm 2016.
Bên cạnh đó, có một số nhóm hàng tuy kim ngạch không cao, nhưng so với năm 2016 thì năng suất tăng rất mạnh như: máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 123%, đạt 8,34 triệu USD; đồ chơi, dụng cụ thể thao tăng hơn 82%, đạt 32,1 triệu USD; sản phẩm từ cao su tăng hơn 56%, đạt 13,99 triệu USD.
Bên cạnh những mặt hàng tăng trưởng khá, những mặt hàng như cà phê, tiêu, gạo giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 23%, 25% và 44% so với năm 2016.
Nguyên nhân chính là giá thị trường những mặt hàng này giảm trong năm 2017 và hàng của Việt Nam bị dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức cho phép.
Ngoài ra, nguyên nhân còn bởi hàng Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực.
Ví dụ như gạo của Campuchia do họ được hưởng thuế GSP 0%, chất lượng ngon; gạo hạt dài Thái Lan có chất lượng tốt, được người dùng gốc Á ưa chuộng do thơm và dẻo. Gạo của Việt Nam xuất chủ yếu là gạo lức, gạo thơm, hạt dài hầu như không có mặt trên thị trường EU.
Hà Lan có lợi thế cảng biển Rotterdam lớn nhất trong EU, nhiều nhà phân phối châu Âu có kho bãi tại đây. Họ nhập khẩu từ khắp thế giới và tái xuất lại sang các nước châu Âu khác.
Năm 2016, Hà Lan là nhà xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới về hàng nông sản sau Mĩ, đạt 92 tỉ Euro, nhưng trong đó có hơn ¼ (tới 25,5 tỉ Euro) là hàng tái xuất.
Nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam chỉ chiếm hơn 1% trong tổng nhập khẩu hàng hóa của Hà Lan (372,6 tỉ Euro) trong năm 2016. Do vậy, Hà Lan có thể được thị trường tiềm năng và là cửa ngõ quan trọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.
Tính tới tháng 9/2018, Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan hơn 5,3 tỉ USD và nhập khẩu hơn 536 triệu USD, tổng kim ngạch đạt hơn 5,8 tỉ USD.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/