|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương vụ Việt Nam tại Pháp

05:18 | 13/01/2020
Chia sẻ
Nhìn chung, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Pháp tăng mạnh hơn hàng hoá của Pháp xuất khẩu sang Việt Nam. Vì thế, cán cân thương mại luôn ở trạng thái thặng dư nghiêng về phía Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp - Ảnh 1.

Quốc kì nước Pháp

Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại Pháp

Địa chỉ thương vụ: 44, Avenue de Madrid, 92 200 Neuilly sur Seine, France.

Điện thoại: (331) 46248577

Fax: (331) 462-41258

Email: fr@moit.gov.vn

Tham tán: Bà Nguyễn Quỳnh Anh.

Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Pháp

Thương vụ Việt Nam tại Pháp: Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 5 của Việt Nam (sau Đức, Anh, Hà Lan, Ý). Trao đổi thương mại hai chiều năm 2017 đạt hơn 4,6 tỉ USD, tăng 12% so với năm 2016.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Pháp đạt 3,35 tỉ USD, tăng 12% so với năm 2016; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là giày dép, dệt may, đồ gia dụng, thủy sản và máy móc thiết bị, linh kiện điện tử.

Còn kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp tăng 12% so với năm 2016, đạt 1,27 tỉ USD. Nhập khẩu chủ yếu là thiết bị hàng không, máy công nghiệp, dược phẩm, sản phẩm nông nghiệp – thực phẩm, hóa chất và mỹ phẩm.

Thương vụ Việt Nam tại Pháp - Ảnh 2.

Thương vụ Việt Nam tại Pháp - Ảnh 3.

Theo Bnews/TTXVN, hàng hóa nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam đa phần là những mặt hàng có giá trị cao, hàm lượng chất xám và công nghệ lớn; trong đó, dược phẩm, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải luôn chiếm tỉ trọng đáng kể và kim ngạch nhập khẩu cao.

Xét cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, nhu cầu của thị trường Pháp khá ổn định đối với một số nhóm mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế sản xuất, cụ thể là thiết bị máy, thiết bị điện tử; sản phẩm từ gỗgiấy và các tông; dệt mayda giầy; sản phẩm từ cao sunhựa, khoáng.

Nhìn chung, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Pháp tăng mạnh hơn hàng hoá của Pháp xuất khẩu sang Việt Nam. Vì thế, cán cân thương mại luôn ở trạng thái thặng dư nghiêng về phía Việt Nam. Đáng chú ý là mức thặng dư thương mại này liên tục tăng kể từ năm 2010 đến nay.

N. Lê