|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương vụ Việt Nam tại Maroc

23:52 | 04/03/2020
Chia sẻ
Maroc có thể là điểm trung chuyển để đưa hàng Việt Nam sang các nước Tây Bắc Phi cũng như EU. Năm 2018, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 207,2 triệu USD, tăng hơn 22% so với năm 2017.
Thương vụ Việt Nam tại Maroc  - Ảnh 1.

Quốc kì của Maroc

Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại Maroc

Địa chỉ thương vụ: 240 Boulevard Zerktouni, 5è étage, Casablanca - Maroc.

Điện thoại: (212)5224-73723

Email: ma@moit.gov.vn

Fax: (212)5222-70724

Trưởng Thương vụ: Ông Đỗ Việt Phương

Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Maroc

Thị trường Maroc có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm bình dân, chất lượng vừa phải và giá không cao. Maroc lại có những thế mạnh riêng với một số sản phẩm, đặc biệt là phốt- phát.

Vì vậy, Việt Nam và Maroc có nhiều cơ hội trao đổi các sản phẩm thế mạnh của nhau.

Một số mặt hàng của Việt Nam như cà phêhạt tiêu, điện thoại và linh kiện, dệt maygiày dépsắt thép các loạicao sugiấy và sản phẩm giấy... đã xâm nhập thị trường Maroc một cách ổn định trong thời gian qua.

Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu chính khác của Việt Nam sang Maroc là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng hải sản...

Ngược lại, các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Maroc gồm: phân DAP, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hóa chất, dầu mỡ động thực vật, tân dược, hàng hải sản.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Maroc đã và đang có sự dịch chuyển theo hướng tích cực.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu thô và qua khâu trung gian như hạt tiêu, cơm dừa đã giảm dần, nhường chỗ cho hàng công nghiệp. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng đa dạng hơn, không chỉ bó hẹp vào một, hai mặt hàng như những năm trước đây.

Điện thoại và linh kiện trở thành mặt hàng xuất khẩu số một thay thế cho cà phê. Mặc dù mới xuất hiện gần đây, nhưng thủy sản – chủ yếu là cá tra và tôm đông lạnh, đang ngày càng có chỗ đứng tại thị trường này.

Maroc đang trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại khu vực Bắc Phi. Với vị trí địa lí của mình, Maroc có thể là điểm trung chuyển để đưa hàng Việt Nam sang các nước Tây Bắc Phi cũng như EU.

Ngoài ra, các chính sách ưu đãi của Chính phủ Maroc cũng mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư liên doanh với các đối tác Maroc, đặc biệt tại các khu công nghiệp hay khu thương mại tự do, từ đó xuất hàng vào nội địa và sang các nước lân cận.

Trao đổi giữa hai nước những năm gần đây có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2014, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trao đổi thương mại song phương đạt 156,3 triệu USD, tăng 44% so với năm 2013.

Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Maroc đạt 147,6 triệu USD, tăng 45% so với năm 2013 và nhập khẩu từ Maroc còn khiêm tốn, chỉ đạt 8,7 triệu USD.

Năm 2018, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 207,2 triệu USD, tăng hơn 22% so với năm 2017. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 185,6 triệu USD, tăng hơn 19% và nhập khẩu 21,6 triệu USD, tăng gần 58%.

Thương vụ Việt Nam tại Maroc  - Ảnh 2.

 

N. Lê