|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương vụ Việt Nam tại Iran

00:12 | 20/02/2020
Chia sẻ
Đến cuối năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Iran vẫn chỉ dừng ở mức trên 100 triệu USD. Đây là mức rất khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước, mục tiêu trong thời gian tới là đưa kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước lên 2 tỉ USD.
Thương vụ Việt Nam tại Iran - Ảnh 1.

Quốc kì của Iran

Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại Iran

Địa chỉ thương vụ: No 54, Corner of Borzoo, Ejazi St. (Assef), Zaferaniyeh, Tehran, Iran.

Điện thoại: (+9821) 22411670

Fax: (+9821) 22416045

Email: ir@moit.gov.vn

Tham tán: Ông Lê Bá Ngọc.

Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Iran

Việt Nam và Iran thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, trong suốt hơn 40 năm qua, quan hệ hữu nghị giữa hai nước không ngừng phát triển tốt đẹp.

Số liệu thống kê cho thấy, thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2017 đạt 164,6 triệu USD, Việt Nam xuất sang Iran 131,8 triệu USD, nhập khẩu từ Iran 32,7 triệu USD. 

Đến cuối năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Iran vẫn chỉ dừng ở mức trên 100 triệu USD. Đây là mức rất khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước.

Thương vụ Việt Nam tại Iran - Ảnh 2.

Việt Nam có thế mạnh và có thể xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa sang Iran với giá cả cạnh tranh và chất lượng hợp lí như gạochècà phêhạt điềucao su, phụ tùng xe máy và xe đạp…

Phía Iran có thể xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng như dầu mỏ, nhựa đường, các sản phẩm hóa chất, chất dẻo nguyên liệu…

Cụ thể, Iran muốn đẩy mạnh trao đổi thương mại với Việt Nam, tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, dầu khí, sản xuất xi măngphân bón, trồng và chế biến cao su, chè.

Iran cũng có nhu cầu nhập khẩu với số lượng lớn gạo loại 5% (theo tiêu chuẩn Iran), chè, cà phê, hạt tiêu, cao su loại SVR 20, quần áo, giày dép, phụ tùng xe máy và xe đạp từ Việt Nam.

Còn Việt Nam có thể nhập khẩu từ Iran nhựa đường, đồng nguyên liệu, các sản phẩm hóa chất với giá cả cạnh tranh và chất lượng hợp lí.

Mục tiêu trong thời gian tới là đưa kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước lên 2 tỉ USD, trong đó chú trọng ưu tiên phát triển hợp tác trên các lĩnh vực dầu khí, viễn thông, nông nghiệp, thủy hải sản…

N. Lê