Thực tế ảo (Virtual Reality - VR) là gì? Các ứng dụng trong thực tế
Thực tế ảo
Khái niệm
Thực tế ảo trong tiếng Anh là Virtual Reality, viết tắt là VR.
Thực tế ảo (VR) nói đến những mô phỏng do máy tính tạo ra, trong đó một người có thể tương tác trong môi trường 3 chiều (3D) bằng các thiết bị điện tử đặc biệt, chẳng hạn như kính mắt đặc biệt có màn hình hoặc găng tay có gắn cảm biến.
Trong môi trường nhân tạo mô phỏng, người dùng có thể trải nghiệm các tạo tác và các hành động khác nhau như trong thế giới thực.
Chúng ta cảm nhận thế giới xung quanh thông qua các giác quan và cơ chế nhận thức của cơ thể. Các giác quan bao gồm vị giác, xúc giác, khứu giác, thị giác và thính giác, các yếu tố đầu vào được thu thập bởi các giác quan đó, rồi được xử lí bởi bộ não để đưa ra những diễn giải.
Thực tế ảo cố gắng tạo ra một môi trường ảo tưởng có thể biểu thị cho các giác quan của chúng ta bằng thông tin nhân tạo, khiến cho chúng ta tin tằng nó (gần như) là thực.
Ứng dụng thực tế của VR
Một ví dụ đơn giản về thực tế ảo là phim 3D. Bằng cách sử dụng kính 3D đặc biệt, người ta sẽ có được trải nghiệm tuyệt vời khi cảm nhận chính mình trở thành một phần của bộ phim. Chiếc lá rơi từ trên cây dường như lơ lửng ngay trước mắt người xem, hoặc tiếng một chiếc ô tô chạy quá tốc độ vượt qua một vách đá khiến người xem cảm nhận được độ sâu của vực thẳm hay mang lại trải nghiệm thời gian thực về mùa thu.
Về cơ bản, hiệu ứng ánh sáng và âm thanh của một bộ phim 3D khiến cho thị giác và thính giác của chúng ta tin rằng tất cả đều diễn ra ngay trước mắt chúng ta, mặc dù không có gì tồn tại trong thực tế vật chất.
Những tiến bộ công nghệ đã giúp cải tiến hơn nữa so với kính 3D tiêu chuẩn. Giờ đây, người ta có thể biết đến tai nghe VR, một thiết bị nhìn như mũ bảo hiểm, giúp con người khám phá nhiều hơn.
Người ta còn có thể chơi tennis (hoặc các môn thể thao khác) ngay trong phòng khách của mình bằng cách cầm vợt được gắn cảm biến để thao tác trong một trò chơi mô phỏng do máy tính điều khiển. Thiết bị VR giống như mũ bảo hiểm mà người chơi đeo lên mắt sẽ tạo ảo giác khi ở trên sân tennis.
Họ di chuyển và cố gắng đánh bóng tùy thuộc vào tốc độ và hướng mà quả bóng bay tới, và đánh bằng vợt được gắn cảm biến. Độ chính xác của cú đánh được đánh giá bởi máy tính điều khiển trò chơi và theo dõi trò chơi sao cho phù hợp, như là liệu quả bóng có bị đánh quá mạnh và bay ra ngoài sân hay quá nhẹ để đánh vào lưới.
Các ứng dụng khác của công nghệ VR này liên quan đến đào tạo và mô phỏng. Ví dụ, những người muốn lấy bằng lái xe có thể có được trải nghiệm lái xe trên đường bằng cách sử dụng thiết lập VR liên quan đến việc xử lí các bộ phận của xe như tay lái, phanh và chân ga.
Điều này mang lại lợi ích lớn về kinh nghiệm mà có thể loại bỏ khả năng gây ra tai nạn, vì vậy người lái có thể trau dồi một trình độ lái xe nhất định trước khi thực sự tham gia giao thông.
Những người bán bất động sản cũng đã sử dụng các hỗ trợ VR của một ngôi nhà hoặc căn hộ để mang lại cảm giác về bất động sản đó mà không thực sự phải đi lại.
Các ứng dụng phát triển khác là đào tạo phi hành gia cho du hành vũ trụ, khám phá sự phức tạp của các vật thể thu nhỏ và cho phép sinh viên y khoa thực hành phẫu thuật trên các đối tượng do máy tính tạo ra.
(Theo Investopedia)