Việc thiếu nguồn lực đầu tư cho R&D, marketing,... cũng như không thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn khi thị trường ngày càng trưởng thành đã khiến nhiều thương hiệu smartphone rời khỏi thị trường trên toàn cầu trong 5 năm qua.
Người được khảo sát cho biết họ thích các sản phẩm smartphone tầm trung vì chúng vừa túi tiền, hiệu suất được cải thiện và có thể đáp ứng gần như đầy đủ yêu cầu của người dùng.
Tổng doanh số bán iPhone của Apple trong nửa đầu năm 2023 chỉ giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi mức giảm của đối thủ lớn nhất của Apple là Samsung trong cùng kỳ lên tới 16%.
Theo những dữ liệu mới được công bố, người tiêu dùng tại Trung Quốc đang chi nhiều tiền hơn để mua smartphone và giá bán smartphone trung bình tại đây cũng đang tăng. Đáng nói, Trung Quốc là một trong những thị trường iPhone lớn nhất của Apple.
Tổng doanh số bán smartphone của các nhà sản xuất trên toàn cầu trong quý II đã giảm 8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 5% so với quý I, đánh dấu quý thứ 8 liên tiêp sụt giảm.
Cả lượng smartphone và giá trị trung bình mỗi chiếc máy bán ra tại Việt Nam trong giai đoạn tháng 4 - tháng 5 đều ghi nhận mức tăng, nhưng tổng lượng smartphone bán ra thị trường trong 5 tháng đầu năm vẫn giảm so với cùng kỳ.
Ba thương hiệu smartphone hàng đầu Trung Quốc là Xiaomi, Oppo và Vivo đã chứng kiến tổng lượng hàng xuất xưởng và thị phần trên thị trường smartphone toàn cầu giảm trong giai đoạn quý II/2021 - quý I/2023, trái ngược với đà tăng của hai gã khổng lồ Samsung và Apple.
Theo Giám đốc công nghệ Nokia Việt Nam, tỷ lệ người dùng smartphone tại Việt Nam hiện ở mức hơn 80%, trong đó hơn 30% đã được hỗ trợ 5G, nhưng khả năng chi trả hiện chỉ dừng ở mức khoảng 3 USD/thuê bao.
Trong top 5 sản phẩm smartphone cao cấp (có giá từ 500 USD trở lên) bán chạy nhất toàn cầu quý I, Apple có tới 4 cái tên góp mặt, gồm iPhone 14 Pro Max, iPhone 14 Pro, iPhone 14 và iPhone 13.
Samsung đang đánh mất dần vị thế vào các nhà sản xuất nội địa và Apple tại Trung Quốc, thị trường smartphone lớn nhất thế giới. Do đó, ông lớn này đã bắt đầu thay đổi chiến lược, nhắm mục tiêu tiếp thị vào người dùng trẻ tuổi để hy vọng giành lại thị phần tại đây.
Theo Counterpoint Research, thị trường smartphone tại Việt Nam trong quý I đã giảm 30% so với cùng kỳ, mức giảm lớn nhất từ trước tới nay. Tất cả thương hiệu hàng đầu, trừ Apple, đều chứng kiến doanh số bán hàng giảm xuống trong ba tháng đầu năm.
Theo Counterpoint Research, iPhone của Apple tiếp tục là điểm sáng trên thị trường smartphone Đông Nam Á trong quý I. Nhu cầu đối với iPhone 13 Series và 14 Series ở một số thị trường, đặc biệt là ở Việt Nam, vẫn ở mức cao.
Tỷ lệ người dùng smartphone/tỷ lệ người dùng internet tại Việt Nam ước tính chỉ đứng sau Thái Lan tại Đông Nam Á vào năm 2026. Lượng người dùng smartphone tại nước ta cũng ước đạt hơn 67 triệu người vào cùng năm, chỉ đứng sau Indonesia, quốc gia đông dân nhất khu vực.
Trong quý I, Samsung vẫn là nhà cung cấp smartphone dẫn đầu thị trường với thị phần 22%, sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Apple đứng ngay sau khi chiếm 21% thị phần, tăng lên so với cùng kỳ nhờ nhu cầu ổn định với dòng sản phẩm iPhone 14 Series.
BIDV tiếp tục là quán quân về tổng tài sản với hơn 2,57 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 12% với cuối năm trước. MB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm thương mại cổ phần.