Thị trường hàng hóa (22/6): Giá gạo tại Lào đắt nhất trong khu vực, giá xăng giảm
1. Người trồng tiêu Ấn Độ biểu tình chống nhập khẩu
Những người nông dân tại các vùng trồng tiêu chính của Karnataka đang tổ chức biểu tình trước văn phòng India Product Pvt (IPP), thuộc công ty Jayanti, vì cáo buộc cung cấp hoá đơn cho các lô hàng nhập khẩu.
Ông Vishwanath K K, Điều phối viên của Hiệp hội những người trồng tiêu đen Ấn Độ (COPGO) cáo buộc một số đơn vị thương mại, gồm cả IPP đã nhập khẩu hồ tiêu thay vì mua từ thị trường nội địa thông qua việc cung cấp hoá đơn ghi giá cao ở mức trên 500 rupee/kg.
Hiện, giá hồ tiêu tại Việt Nam được giao dịch ở mức 190 rupee/kg.
"Hành động này hoàn toàn vi phạm các quy định thương mại", ông Vishwanath cáo buộc. Hoá đơn ghi giá cao sẽ khiến ngân khố quốc gia của Ấn Độ thất thoát.
Theo ông Vishwanath, IPP đã nhập khẩu 115 tấn hồ tiêu có nguồn gốc từ Việt Nam trong tháng 5 với mức giá trên 500 rupee/kg.
2. World Bank: Giá gạo tại Lào đắt nhất trong khu vực
Báo cáo mới nhất của World Bank cho biết, người tiêu dùng tại Lào đang phải trả nhiều nhất để mua gạo trong khu vực, dù đây là nhà sản xuất gạo quan trọng.
Gạo là sản phẩm nông nghiệp lớn nhất của Lào và hầu hết người nông dân vẫn sản xuất lúa nước tại quốc gia Đông Nam Á này. Mùa vụ chiếm khoảng 75% diện tích đất trên cả nước và 90% được dùng để sản xuất gạo nếp.
Sản xuất đáp ứng được 95% nhu cầu tiêu thụ nội địa, cùng với 70% nhu cầu calo và protein của các hộ gia đình tại Lào.
Tuy nhiên, gạo Lào không cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khi xuất khẩu chỉ chiếm 5%, chủ yếu sang Trung Quốc và Việt Nam.
3. Bảo hộ ngành đường đến bao giờ?
Giá đường trắng trên thị trường thế giới giao kỳ hạn tháng 8 vào ngày 12/6/2018 có giá 351 đô la Mỹ/tấn theo bản tin của CNBC. Mức giá này được cho là khá cao so với những tuần trước nhờ thông tin Philippines sẽ nhập khẩu 200.000 tấn đường để bù đắp nhu cầu nội địa. Trong khi ấy nguồn cung đường từ Ấn Độ vẫn đang khiến giá đường quốc tế thất thường. Năm nay sản lượng đường sản xuất của Ấn Độ vượt nhu cầu nội địa rất xa.
Giá đường nêu trên tính ra tiền đồng tương đương 8.000 đồng/ki lô gam và còn cao hơn giá thành sản xuất đường của quốc gia gần Việt Nam là Thái Lan. Đường lậu vào Việt Nam ước tính khoảng nửa triệu tấn/năm chủ yếu từ Thái Lan - theo Hiệp hội Mía đường. Và cho dù đầu tháng 6 vừa qua Chính phủ đã đồng ý lùi thời hạn thực hiện hiệp định ATIGA sang năm 2020 thay vì năm 2018 với ngành đường, thì câu chuyện của ngành mía đường trong nước vẫn còn nguyên đó, khó có thể giải quyết tận gốc rễ vấn đề là giá thành sản xuất đường của doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung quá cao, khiến mặt hàng này không thể cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước.
4. Giá xăng giảm 300 đồng/lít từ 15h chiều hôm nay
Từ 15h hôm nay, giá xăng E5 RON 92 giảm 329 đồng một lít, xăng RON 95 giảm 334 đồng, dầu diesel giảm 234 đồng; dầu hỏa có mức giảm giá cao nhất là 386 đồng.
Liên bộ Tài chính – Công thương vừa phát đi thông báo điều chỉnh giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (ngày 22/6).
Theo đó, từ 15h hôm nay, giá xăng E5 RON 92 giảm 329 đồng một lít, xăng RON 95 giảm 334 đồng, dầu diesel giảm 234 đồng; dầu hỏa có mức giảm giá cao nhất là 386 đồng.
5. Mỹ tăng cường nhập khẩu cá ngừ nguyên liệu
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) dẫn số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ cho hay nhập khẩu (NK) thăn/philê cá ngừ đông lạnh của Mỹ tăng trong quý này tăng so với cùng kỳ năm 2017, trong khi cá ngừ tươi, ướp đá và các sản phẩm cá ngừ đông lạnh khác giảm.
Theo đó, thăn/philê cá ngừ đông lạnh của Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 51%, tiếp đến là cá ngừ tươi sống và ướp lạnh. Năm nay, do giá cá ngừ nguyên liệu tại Bangkok thấp, trong khi tại khu vực Nam Mỹ lại cao nên đã ảnh hưởng tới NK cá ngừ tươi, ướp đá của Mỹ.
Xem thêm |