|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (20/6) Philippines tiếp tục nhập khẩu gạo, giá bí đao giảm mạnh

20:00 | 20/06/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 20/6 nổi bật với thông tin Philippines tiếp tục nhập khẩu gạo đến năm 2020 mặc dù sản lượng gạo nước này tăng. Tại Đà Nẵng, nông dân lao đao vì giá bí đao giảm.
thi truong hang hoa 206 philippines tiep tuc nhap khau gao gia bi dao giam manh Thị trường hàng hóa 19/6: Sản lượng thịt heo 2018 tăng nhẹ, giá sữa thấp hơn nước lọc
thi truong hang hoa 206 philippines tiep tuc nhap khau gao gia bi dao giam manh Thị trường hàng hóa (18/6): Bộ Công Thương lên tiếng chênh lệch giá heo hơi và heo bán lẻ, ngành dừa lao đao
thi truong hang hoa 206 philippines tiep tuc nhap khau gao gia bi dao giam manh Thị trường hàng hóa (15/6): Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các nước 'nóng' lên

1. ASEAN - 'Mỏ vàng' cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Trong 20 năm qua, ASEAN là đối tác thương mại thủy sản lớn của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, ASEAN luôn là 1 trong 10 thị trường xuất khẩu (XK) thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam sang ASEAN đã tăng gấp 9 lần sau 23 năm trở thành viên của khối này.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ASEAN là khu vực có GDP hơn 2,6 nghìn tỷ USD, tăng 4,7% mỗi năm, và có số dân 632 triệu người. Dân số của ASEAN dự kiến đạt 790 triệu người vào năm 2050, điều này sẽ đòi hỏi nguồn cung lương thực tăng đáng kể để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

thủy sản nuôi được dự báo sẽ chiếm hơn 50% tiêu dùng thủy sản tại khu vực ASEAN. Tiêu thụ thủy sản của các nước ASEAN dự kiến tăng từ mức 24,5 triệu tấn năm 2015 lên 36,9 triệu tấn năm 2030, và đạt 41,7 triệu tấn vào năm 2050. Trong khi, tiêu thụ thủy sản theo đầu người dự kiến sẽ tăng từ 38,4kg/người/năm lên 51,5 kg/người/năm vào năm 2030 và 61,5 kg/người/năm năm 2050.

2. Lao đao vì... bí đao

Đối với người nông dân, điệp khúc "được mùa mất giá" luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất. Vụ này, bí đao được mùa nhưng giá cả rất thấp khiến người nông dân lao đao, xoay xở từng ngày để tìm đầu ra cho lượng bí ứ đọng mỗi ngày một tăng lên.

Theo các tiểu thương, nguyên nhân bí đao rớt giá là do cung vượt quá cầu. Thời điểm này là vụ mùa, điều kiện thuận lợi nên bí đạt năng suất cao. Như vụ trước vào tháng 8, ít người trồng nên giá bí rất cao, dao động từ 6-9 ngàn đồng/1 kg, cuối vụ lên đến 10 ngàn đồng/1 kg không có hàng để mua. Đồng thời, vụ này các thương lái miền bắc không thu mua nên dẫn đến ứ đọng. Hiện tại thương lái thu thua bí đao loại 1 tại vườn với giá 2 ngàn đồng/1 kg về bán lẻ 3-3,5 ngàn đồng/1 kg nhưng vẫn không chạy, lượng bí ứ đọng hư hỏng rất nhiều.

Ông Lê Trung Tấn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Kim, cho biết: "Hiện nay, giá bí đao thấp khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn. Trước đó, hội cũng đã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng sang một số loại cây trồng khác hiệu quả hơn vì sợ rủi ro thất thu sẽ cao. Thấy cảnh bí nằm la liệt như vậy chúng tôi rất xót, nhưng hiện tại không biết làm thế nào để giúp bà con nông dân xoay xở nhằm vớt vát lại ít vốn đã bỏ ra".

3. Thấp thỏm với cây 'tỉ đô'

Vài năm trước, khi nghe những thông tin đồn thổi về giá trị kinh tế siêu lợi nhuận của cây mắc ca, người dân Tây Nguyên đã đổ xô trồng loại cây này dù chưa biết có phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, đầu ra của sản phẩm.

Tuy Đức là huyện trồng nhiều mắc ca nhất tỉnh Đắk Nông. Theo UBND huyện, giai đoạn 2010-2011, toàn huyện chỉ trồng thí điểm 5 ha mắc ca và đến nay đã được nhân rộng lên 678 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Đắk R’tíh, Quảng Tâm, Quảng Trực, Đắk Búk So… Hiện một số vườn cây mắc ca có tuổi đời từ 5 - 6 năm đã cho thu hoạch với tổng diện tích khoảng 115 ha (chiếm 17%). Tuy nhiên, mức độ ra hoa, kết trái của vườn mắc ca chưa cao và không đều. Năng suất dao động từ 1-8 kg quả/cây và thường không ổn định. Hiện tại, trên địa bàn huyện Tuy Đức đã có 2 điểm thu mua hạt mắc ca. Riêng cơ sở Phú Nông (ở xã Đắk Búk So) nhiều năm nay đã thu mua và chế biến mắc ca, cung cấp các sản phẩm mắc ca sấy khô, đóng hộp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

4. Căng thẳng thương mại với Trung Quốc khiến nông sản Mỹ 'điêu đứng'

Giá nông sản Mỹ đồng loạt lao dốc vào ngày 19/6, với giá đậu nành giao sau xuống thấp nhất trong gần 10 năm, sau khi Tổng thống Donald Trump dọa đánh thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Giá đậu nành trên sàn Chicago Board of Trade (CBOT) giảm mạnh 6%, trong khi giá lúa mì giảm hơn 4%. Giá ngô, bông vải và ethanol giao sau cũng đồng loạt giảm mạnh.

Các hợp đồng thịt lợn nạc trên sàn Chicago Mercantile Exchange (CME) giảm hơn 2% vào đầu phiên 19/6. Hợp đồng tương lai gia súc sống có thời điểm giảm 1% do chứng khoán Phố Wall lao dốc và đồng USD mạnh khiến hàng hóa Mỹ kém hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.

5. Trung Quốc không có nhiều ‘vũ khí’ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Khi Trung Quốc và Mỹ ngày càng tiến gần đến một cuộc chiến tranh thương mại, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang chuẩn bị nhiều “vũ khí” để sẵn sàng xung trận. Với Mỹ, đó là thuế quan trực tiếp đánh lên hàng nhập khẩu, trong khi Trung Quốc tỏ ra yếu thế trên mặt trận này.

Trung Quốc không thể áp dụng nhiều loại thuế quan để trả đũa vì nước này không nhập khẩu nhiều hàng hóa Mỹ như chiều ngược lại. Theo Cục Thống kê Trung Quốc, nước này chỉ nhập khẩu 129,9 tỷ USD hàng Mỹ trong năm ngoái, trong khi xuất khẩu đến 505,5 tỷ USD hàng hóa vào Mỹ.

“Trung Quốc sắp cạn các biện pháp trả đũa trực tiếp nếu nước này muốn ‘ăn miếng trả miếng’ thuế quan với Mỹ. Cũng có sự đồng thuận rộng rãi trên thế giới rằng Trung Quốc đang thực thi hàng loạt cách thực hành thương mại thiếu công bằng, điều này tạo lợi thế về mặt đạo đức để Mỹ yêu cầu nhượng bộ”, hãng LPL Research nhận định.

Những “vũ khí” khác đang nằm trong tay Trung Quốc, dù không thể được sử dụng đơn giản như hàng rào thuế quan, vẫn tiềm ẩn nguy cơ “sát thương”.

6. Philippines sẽ nhập khẩu gạo cho tới năm 2020 dù sản lượng trong nước tăng mạnh

Hôm thứ Ba (19/6), Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Emmanuel Piñol cho biết, sản lượng gạo của nước này dự kiến sẽ tăng để đáp ứng 95 96% nhu cầu hàng năm của người dân vào năm 2020, so với mức 93% trong năm ngoái.

Dự báo mới nhất bỏ qua mục tiêu riêng ông Piñol đặt ra cho Philippines là có thể tự đáp ứng nhu cầu trong sản xuất lúa gạo vào năm 2020, nhưng phù hợp với ý kiến Tổng thống Rodrigo Duterte đưa ra vào tuần trước.

Theo ông Piñol, sản lượng thu hoạch lúa gạo năm nay có khả năng vượt qua mức kỷ lục 19,3 triệu tấn ghi nhận năm 2017, tăng 4,6% so với sản lượng trong quý đầu tiên của một năm trước.

Philippines là một người mua gạo thường xuyên, chủ yếu từ Việt Nam và Thái Lan, thường nhập khẩu hơn một triệu tấn lương thực mỗi năm để đáp ứng nhu cầu trong nước và duy trì kho dự trữ.

7. Thuế quan của Trung Quốc sẽ làm gián đoạn việc kinh doanh trị giá tỷ USD mỗi tháng của ngành dầu Mỹ

Việc Trung Quốc đe dọa áp thuế nhập khẩu đối với dầu mỏ của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh đã tăng trưởng vượt bậc trong hai năm qua và hiện đang có giá trị gần 1 tỷ USD mỗi tháng.

Trong cuộc tranh chấp về thâm hụt thương mại của Mỹ với hầu hết các đối tác thương mại lớn của mình, gồm cả Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước cho biết sẽ đánh thuế nhập khẩu nặng lên 50 tỷ USD giá trị hang hóa của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 6/7.

Hôm thứ Sáu (15/6), Trung Quốc cho biết sẽ trả đũa bằng cách áp thuế vào một số mặt hàng của Mỹ, trong đó có dầu mỏ.

Các nhà đầu tư dự báo các công ty dầu mỏ của Mỹ sẽ chịu thiệt hại khi cuộc tranh chấp này nổ ra, khiến giá cổ phiếu của công ty ExxonMobil và Chevron giảm 1 - 2% kể từ hôm 15/6, trong khi giá dầu thô của Mỹ giảm khoảng 5%.

Xem thêm

Đức Quỳnh