Thị trường hàng hóa 19/6: Sản lượng thịt heo 2018 tăng nhẹ, giá sữa thấp hơn nước lọc
1. Giá heo hơi thế giới tuần 24: Việt Nam sẽ sản xuất được bao nhiêu thịt heo trong năm 2018?
Theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sản lượng thịt heo của Việt Nam năm 2018 sẽ đạt 2,775 triệu tấn, tăng 0,9% so với năm 2017. Dự đoán này trái ngược hẳn với diễn biến của thị trường heo hơi Việt Nam hiện tại, khi nhiều hộ chăn nuôi đã treo chuồng, không tái đàn sau một năm 2017 thua lỗ thảm hại vì giá heo rớt “không phanh”.
Quy mô đàn heo trong nước liên tục giảm ngay từ đầu năm 2018. Hiện tại, nhiều nơi đang không còn heo trưởng thành để bán và đây cũng là nguyên nhân khiến giá heo hơi trong nước tăng mạnh trong khoảng tháng 4 và tháng 5 vừa qua.
2. Bộ Công Thương: Áp thuế tự vệ phân bón DAP và MAP cần cân đối lợi ích nông dân và doanh nghiệp
Trước nỗi lo quy định áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phân bón (DAP và MAP) nhập khẩu vào Việt Nam có thể làm tăng chi phí sản xuất trong khi giá lúa lại giảm, gây tổn hại cho nông dân, cử tri thành phố Hà Nội đã đề nghị Bộ Công Thương cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng quyết định này.
Bộ Công Thương cho biết hiện nay Bộ đã hoàn tất Kết luận điều tra cuối cùng về vụ việc và đang trong quá trình lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan trước khi đưa ra quyết định. Việc có áp dụng biện pháp tự vệ chính thức hay không và ở mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào số liệu khách quan do tất cả các bên cung cấp.
Quá trình điều tra là khách quan, độc lập và hoàn toàn tuân thủ các quy định của pháp luật về tự vệ của Việt Nam cũng như những cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia. Trước khi ban hành quyết định cuối cùng, Bộ Công Thương sẽ xem xét kỹ lưỡng vấn đề này, cân nhắc tất cả các tác động kinh tế - xã hội, đặc biệt là tác động đến người nông dân và ngành trồng trọt của Việt Nam để đảm bảo đem lại lợi ích tổng thể cho toàn bộ nền kinh tế, hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và quyền lợi người nông dân không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn.
3. Giá sữa thấp hơn nước lọc, nông dân Củ Chi bán bò lỗ hàng chục triệu
Nuôi bò sữa ít nhất chục năm, nhưng nhiều nông dân huyện Củ Chi phải nấc nghẹn vì giá sữa thấp kỷ lục. Không có đầu ra, nhiều người ngậm ngùi bán tháo những con bò đang cho sữa.
Nếu như trước đây, nhiều nông dân huyện Củ Chi (TP.HCM) có thể phất lên làm giàu, thậm chí trở thành tỷ phú nhờ nuôi bò sữa thì hiện nay, họ khóc ròng vì giá thấp nhất mà công ty sữa thu mua chỉ ở mức 7.000 đồng/kg.
Trước tình hình chăn nuôi vất vả, lượng sữa sản xuất bị các cơ sở từ chối thu, nhiều hộ nông dân đã phải bán đổ, bán tháo bò, phá dỡ chuồng trại và ngậm ngùi bỏ nghề đã gắn bó hơn chục năm.
4. Nông sản chỉ chiếm 3,5% cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc
Theo ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), kể từ khi thiết lập mối quan hệ thương mại Việt - Hàn năm 1992, kim ngạch thương mại hai chiều tăng tới 123 lần lên 61,5 tỷ USD.
Đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực vào tháng 12/2015, đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc tăng trưởng càng mạng từ 730 triệu USD (2015) lên 1,5 tỷ USD.
“Mặc dù vậy, tỷ trọng hàng nông sản trong cơ cấu xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm 3,7% năm 2017, tăng 1% so với năm 2015”, ông Hải nói.
Mỗi năm Hàn Quốc chi ra khoảng 33 tỷ USD để nhập khẩu nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, cuối quý II/2017, lượng rau củ quả mà Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc đạt chưa tới 1,5% của 33 tỷ USD.
5. Triển vọng xuất khẩu thịt heo Mỹ vẫn 'màu hồng' bất chấp căng thẳng thương mại leo thang
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu thịt heo của quốc gia này có thể tăng 6,4% trong năm nay.
Cụ thể, báo cáo hàng tháng của USDA cho biết, triển vọng xuất khẩu thịt heo, sản phẩm từ sữa và ngũ cốc của Mỹ vẫn rất tươi sáng, bất chấp những tranh chấp thương mại với các quốc gia từ Mexico đến Trung Quốc.
Trong đó, xuất khẩu thịt heo trong năm nay có thể tăng 6,4%, vượt mức dự báo trong tháng 5, và sẽ tăng 2,9% trong năm 2019. Cơ quan này chỉ ra “xuất khẩu sang một số thị trường chính duy trì mạnh mẽ và vẫn kỳ vọng tiếp tục xuất khẩu thịt heo sang Mexico” vào năm 2018.
6. ICO: Trừ Nam Mỹ, sản lượng cà phê tại tất cả các khu vực đều tăng trong năm 2017 - 2018
Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết, sản lượng cà phê thế giới trong năm
Trong đó, sản lượng cà phê Arabica dự kiến sẽ giảm 4,6% xuống 97,43 triệu bao trong khi sản lượng cà phê Robusta được dự báo tăng 12,1% lên 62,24 triệu bao.
Sản lượng dự kiến sẽ tăng ở tất cả các khu vực ngoại trừ Nam Mỹ, với ước tính giảm 6,1% xuống 70,59 triệu bao. Sản lượng cà phê từ châu Phi được ước tính tăng 3,2% lên 17,66 triệu bao; từ châu Á và châu Đại Dương tăng 10% lên 49,49 triệu bao; từ Mexico và Trung Mỹ, tăng 7,1% lên 21,92 triệu bao.
Theo ICO, sản lượng cà phê dự kiến sẽ tăng tại 18 quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất.
7. Cái kết có thể xảy ra trong cuộc họp OPEC tuần này
Những tranh cãi sẽ còn nổi lên từ nay đến khi cuộc họp OPEC diễn ra vào ngày 22/6 do các nước thành viên đều muốn được hưởng lợi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự báo các nước sẽ đồng ý dần tăng sản lượng để bù đắp lượng dầu bị thiếu hụt.
Theo CNBC, các quốc gia khai thác dầu thô lớn trên thế giới ch
Việc các nước tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận giảm sản lượng đã giúp hạn chế lượng dầu thừa toàn cầu, đồng thời giá dầu cũng được đẩy lên cao. Thỏa thuận này bắt đầu từ tháng 1/2017 và dự kiến hết hiệu lực vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị khiến nguồn cung dầu một số nước bị thiếu hụt, kéo theo Nga và Arab Saudi cân nhắc khả năng nới lỏng thỏa thuận giảm sản lượng.
Trên thực tế, trong suốt một năm rưỡi qua, lượng dầu thô được cắt giảm đã vượt so với mức cam kết là 1,8 triệu thùng/ngày.
Cuộc họp OPEC thu hút đông đảo sự chú ý do lượng dầu của tổ chức này chiếm tới 40% tổng sản lượng toàn cầu. Vì vậy, quyết định của OPEC sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thị trường dầu.
Có lẽ vì lo ngại giá xăng trong nước tăng lên đỉnh 3,5 năm, khoảng 3 USD/gallon, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đổ lỗi cho OPEC về vấn đề này.
uẩn bị bước vào cuộc họp OPEC đầy tranh cãi trong tuần này. Mặc dù vậy, một số chuyên gia phân tích vẫn tin rằng OPEC và 10 nước ngoài tổ chức, trong đó có Nga, sẽ đạt được thỏa thuận chung nhằm kiểm soát thị trường dầu thô thế giới.
Xem thêm |