|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nông sản chỉ chiếm 3,5% cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc

14:01 | 19/06/2018
Chia sẻ
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc tăng mạnh, tỷ trọng hàng nông sản vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm 3,7% năm 2017, tăng 1% so với năm 2015.
nong san chi chiem 35 co cau xuat khau hang hoa sang han quoc Vì sao nông sản, ẩm thực Việt chưa làm giàu được cho người Việt?
nong san chi chiem 35 co cau xuat khau hang hoa sang han quoc Những nông sản giá chạm đáy nửa đầu năm
nong san chi chiem 35 co cau xuat khau hang hoa sang han quoc Fed tăng lãi suất - Chỉ là 'cái tát' nhẹ đối với thị trường hàng hóa

Theo ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), kể từ khi thiết lập mối quan hệ thương mại Việt - Hàn năm 1992, kim ngạch thương mại hai chiều tăng tới 123 lần lên 61,5 tỷ USD.

nong san chi chiem 35 co cau xuat khau hang hoa sang han quoc
Nông sản chỉ chiếm 3,5% cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc

Đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực vào tháng 12/2015, đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc tăng trưởng càng mạng từ 730 triệu USD (2015) lên 1,5 tỷ USD.

“Mặc dù vậy, tỷ trọng hàng nông sản trong cơ cấu xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm 3,7% năm 2017, tăng 1% so với năm 2015”, ông Hải nói.

Mỗi năm Hàn Quốc chi ra khoảng 33 tỷ USD để nhập khẩu nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, cuối quý II/2017, lượng rau củ quả mà Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc đạt chưa tới 1,5% của 33 tỷ USD.

Hàn Quốc được coi là thị trường khó tính, áp dụng tiêu chuẩn cao về kiểm dịch động vật và thực phẩm nhập khẩu. Không ít doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nông sản VIệt có mặt tại Hàn Quốc chưa nhiều.

Từ ngày 1/1/2017, Hàn Quốc đã tiến hành áp dụng cơ chế mới về quản lý danh mục thuốc bảo vệ thực vật có trong quả hạt có dầu và hoa quả nhiệt đới. Theo đó, nếu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký thiết lập mức giới hạn cho phép (Maximum residue limit – MRLs) thì sẽ bị áp dụng mức mặc định chung là 0,01ppm.

Mặc dù đây là biện pháp áp dụng chung đối với tất cả các nước, song biện pháp này sẽ hạn chế về số lượng, chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh tại Việt Nam. Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký theo quy định mới của Hàn Quốc sẽ bị áp mức mặc định 0,01ppm. Điều này sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam như cà phê, lạc nhân, hạt điều và các loại trái cây nhiệt đới… sang thị trường Hàn Quốc.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định mặc dù hàng nông sản của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn nhưng chỉ khi đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật ngày một khắt khe trong sản xuất và bảo quản thì hàng trái cây xuất khẩu mới nâng cao được khả năng xuất khẩu trực tiếp sang những thị trường đã phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, châu Âu.

Ông Lee Soon-Ho, Đại diện Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đã chỉ ra các loại trái cây mà Việt Nam cần đặc biệt lưu tâm về loại/dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong top 20 sản phẩm nông sản Việt Nam xuất sang Hàn Quốc như rau cải củ, tía tô, rau cải cúc, rau chân vịt, hẹ..

Đại diện Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng rà soát hàng trái cây xuất khẩu của mình có sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật nào “chưa có tiêu chuẩn an toàn về dư lượng” tại Hàn Quốc.

Xem thêm

Đức Quỳnh

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.