|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ASEAN - 'Mỏ vàng' cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

14:57 | 20/06/2018
Chia sẻ
Trong 20 năm qua, ASEAN là đối tác thương mại thủy sản lớn của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, ASEAN luôn là 1 trong 10 thị trường xuất khẩu (XK) thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam sang ASEAN đã tăng gấp 9 lần sau 23 năm trở thành viên của khối này. 
asean mo vang cho thuy san xuat khau cua viet nam Thêm nỗi lo phụ thuộc thị trường Trung Quốc
asean mo vang cho thuy san xuat khau cua viet nam Cấp bách xây dựng thương hiệu tôm, cá tra
asean mo vang cho thuy san xuat khau cua viet nam Bước tiến dài của ngành thủy sản

Tiềm năng thị trường

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ASEAN là khu vực có GDP hơn 2,6 nghìn tỷ USD, tăng 4,7% mỗi năm, và có số dân 632 triệu người. Dân số của ASEAN dự kiến đạt 790 triệu người vào năm 2050, điều này sẽ đòi hỏi nguồn cung lương thực tăng đáng kể để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

asean mo vang cho thuy san xuat khau cua viet nam
ASEAN - 'Mỏ vàng' cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Đối với các nước ASEAN, thủy sản là một nguồn dinh dưỡng quan trọng, đồng thời cung cấp sinh kế, tạo công ăn việc làm và giảm đói nghèo.

Trong đó, thủy sản nuôi được dự báo sẽ chiếm hơn 50% tiêu dùng thủy sản tại khu vực ASEAN. Tiêu thụ thủy sản của các nước ASEAN dự kiến tăng từ mức 24,5 triệu tấn năm 2015 lên 36,9 triệu tấn năm 2030, và đạt 41,7 triệu tấn vào năm 2050. Trong khi, tiêu thụ thủy sản theo đầu người dự kiến sẽ tăng từ 38,4kg/người/năm lên 51,5 kg/người/năm vào năm 2030 và 61,5 kg/người/năm năm 2050.

Thương mại thủy sản là nguồn ngoại tệ quan trọng cho nhiều nước đang phát triển. Hoạt động thương mại thủy sản trong khu vực ASEAN đã tăng đáng kể đạt khoảng 20 tỷ USD/năm. Dự báo, thương mại thủy sản trong khu vực ASEAN dự kiến trong thời gian tới sẽ tăng 3,7%/năm.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang ASEAN

Trong 20 năm qua, XK thủy sản của Việt Nam sang ASEAN có tốc độ tăng trưởng không ổn định, tuy nhiên có xu hướng ngày càng tăng trong 10 năm trở lại đây, VASEP cho hay. Giá trị XK thủy sản của Việt Nam sang ASEAN đã tăng từ mức 66 triệu USD năm 1998 lên 612 triệu USD năm 2017.

Tính đến hết năm 2017, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được XK sang cả 9 nước trong khối ASEAN. Trong đó, Thái Lan, Philippines và Singapore là 4 nước NK nhiều nhất các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, chiếm từ 82 - 96% tổng giá trị XK thủy sản sang ASEAN.

Thái Lan là thị trường nhập khẩu (NK) thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN. Năm 2017, giá trị XK thủy sản sang thị trường này đạt 248 triệu USD, tăng 816% so với năm 1998.

Philippines hiện đang là thị trường NK thủy sản lớn thứ 2. Không giống như Thái Lan, từ năm 1999 các sản phẩm thủy sản của Việt Nam mới tiếp cận được thị trường này. Và kể từ đó, XK thủy sản của Việt Nam sang Philippines tăng liên tục. Giá trị XK thủy sản của Việt Nam sang Philippines trong 19 năm qua đã tăng từ 63 nghìn USD lên 132 triệu USD.

Về sản phẩm, hiện nay nhóm hải sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng XK thủy sản của Việt Nam sang ASEAN. Trong đó, cá biển là dòng sản phẩm XK chính của Việt Nam sang đây, tiếp đến là mực, bạch tuộc. Từ năm 1998 – 2017, XK cá biển của Việt Nam sang ASEAN tăng liên tục. Giá trị XK tăng từ mức 8 triệu USD năm 1998 lên 289 triệu USD năm 2017. Cá biển tươi/đông lạnh là sản phẩm XK chủ lực sang đây.

Cá tra là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn thứ 2. Nếu những năm 1998 – 2001, XK cá tra sang ASEAN rất thấp, chỉ dừng ở con số vài trăm nghìn USD. Từ 2002 trở lại đây, do nhu cầu về thủy sản nuôi tại khu vực thị trường này ngày càng tăng, XK cá tra sang ASEAN liên tục tăng trưởng. Giá trị XK cá tra của Việt Nam sang ASEAN đã tăng từ 1,7 triệu USD năm 1998 lên 143 triệu USD năm 2017. Cá tra philê đông lạnh các loại mã HS0304 là sản phẩm XK chủ lực sang thị trường này.

Tôm là nhóm sản phẩm hiện nay đang chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng XK thủy sản sang thị trường ASEAN. Trong 20 năm qua, XK tôm sang khối thị trường này không ổn định, tăng giảm thất thường. Năm 2004 là năm thành công nhất của tôm Việt Nam tại thị trường ASEAN với 93 triệu USD. Những năm sau đó, XK tôm của Việt Nam cũng tăng nhưng chỉ ở mức tối đa 62 triệu USD.

VASEP nhận định ASEAN là thị trường tiềm năng chưa được đầu tư nhiều. Do đó, các DN XK có thể cân nhắc việc mở rộng thị trường XK sang khối thị trường này, tránh phụ thuộc vào một số thị trường chính.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Quỳnh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.