|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 16/12: Lúa đi ngang trong khi gạo và tấm giảm nhẹ

18:22 | 16/12/2024
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay (16/12) tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định đối với lúa nhưng giảm nhẹ đối với gạo. Tính đến đầu tháng 12, Philippines đã nhập khẩu 4,35 triệu tấn gạo, trong đó Việt Nam tiếp tục đứng đầu về cung cấp.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát cho thấy, giá lúa hôm nay tại tỉnh An Giang vẫn giữ ổn định so với cuối tuần trước.

Cụ thể, lúa Nàng Hoa 9 đang được các thương lái thu mua ở mức cao nhất là 9.200 – 9.400 đồng/kg; Đài Thơm 8 dao động trong khoảng 9.100 – 9.200 đồng/kg; OM 18 tươi có giá 9.000 – 9.100 đồng/kg; OM 5451 đạt 8.600 – 8.800 đồng/kg…

Bên cạnh đó, thị trường nếp cũng không ghi nhận biến động mới. Hiện nếp IR 4625 (tươi) được thu mua với giá 8.100 – 8.200 đồng/kg; nếp 3 tháng đạt 8.100 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp IR 4625 (tươi)

kg

8.100 – 8.200

-

- Nếp 3 tháng tươi

kg

8.100

-

- Lúa IR 50404

kg

7.600 - 7.800

-

- Lúa OM 5451

Kg

8.600 - 8.800 

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

9.100 – 9.200

-

- Lúa OM 18 tươi

kg

9.000 – 9.100

-

- OM 380

kg

7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

9.200 – 9.400

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp ruột

kg

18.000 - 22.000

-

- Gạo thường

kg

17.000 - 18.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

28.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 22.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

22.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.500

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

21.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

21.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.500

-

- Cám

kg

10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 16/12 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Trên thị trường gạo, giá gạo trắng thường tại chợ An Giang tiếp tục dao động trong khoảng 17.000 – 18.000 đồng/kg; các loại gạo thơm có giá từ 18.000 – 22.000 đồng/kg.

Ở các khu vực khác của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 giảm thêm 100 đồng/kg, xuống còn 9.700 - 9.800 đồng/kg; trong khi gạo thành phẩm IR 504 ổn định ở mức 12.000 – 12.200 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá cám khô tại các địa phương giảm nhẹ 50 đồng/kg về mốc 5.700 – 5.800 đồng/kg; tấm thơm cũng giảm 100 đồng/kg, xuống còn 8.800 – 8.900 đồng/kg.

Giá gạo xuất khẩu

Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo trắng 5% tấm của Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức 509 USD/tấn, cao hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực châu Á.

Tại Thái Lan, giá gạo trắng 5% tấm đang được chào bán ở mức 505 USD/tấn. Trong khi gạo trắng 5% tấm của Pakistan lại tăng nhẹ 1 USD/tấn, lên 454 USD/tấn.

Tuy nhiên, giá gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ giảm nhẹ 1 USD/tấn, về mốc 449 USD/tấn.

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ Reuters và VFA

Theo Cục Công nghiệp Thực vật Philippines (BPI), lượng gạo nhập khẩu của Philippines tính đến đầu tháng 12 đạt 4,35 triệu tấn.

Dữ liệu từ BPI cho thấy lượng gạo nhập khẩu tính đến ngày 5/12 đã vượt qua tổng mức 3,61 triệu tấn trong cả năm 2023.

Riêng trong tháng 11, Philippines nhập khẩu 434.655 tấn gạo, gấp đôi so với 250.895 tấn của cùng kỳ năm trước.

Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) dự báo nhập khẩu gạo của nước này sẽ đạt 4,5 triệu tấn năm 2024, sau khi Chính phủ giảm thuế nhập khẩu gạo, trong bối cảnh nhu cầu tăng và sản lượng trong nước giảm.

Tháng 6 vừa qua, Chính phủ Philippines đã hạ thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15% kéo dài đến năm 2028 theo Sắc lệnh Hành pháp số 62, nhằm kiểm soát lạm phát.

Trong báo cáo mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Philippines sẽ nhập khoảng 5,4 triệu tấn gạo vào năm 2024, do dự báo sản lượng vụ mùa sẽ nhỏ hơn.

Dự báo mới của USDA tăng thêm 300.000 tấn so với ước tính 5,1 triệu tấn được đưa ra vào tháng 11. Con số này cao hơn một chút so với dự báo 5,3 triệu tấn của năm 2024.

Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết sản lượng lúa (gạo chưa xay) có thể giảm 3,63% xuống mức thấp nhất trong bốn năm qua, còn 19,3 triệu tấn trong năm nay, do các cơn bão đã gây thiệt hại cho vụ mùa hiện tại.

Theo BPI, tính đến đầu tháng 12, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Philippines, chiếm 76,8% tổng lượng nhập khẩu, tương đương 3,34 triệu tấn. Thái Lan đứng thứ hai với 556.248 tấn, chiếm 12,9%, tiếp theo là Pakistan với 224.629 tấn, chiếm 5,2%.

Myanmar và Ấn Độ lần lượt xuất khẩu 197.952 tấn và 22.572 tấn gạo sang Philippines.

BPI đã cấp 109 giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu vào đầu tháng 12, với khối lượng 66.988 tấn cho các đơn xin nhập khẩu đã được phê duyệt. Tính đến thời điểm hiện tại trong năm, tổng số giấy phép được cấp là 9.451, với tổng khối lượng đăng ký nhập khẩu đạt 9,08 triệu tấn.

Hoàng Hiệp