|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (21/6): Thép Việt có thể bị Mỹ điều tra CBPG, CTC

22:51 | 21/06/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa hôm nay (21/6) nổi bật với thông tin lợi nhuận các nhà đóng gói thịt heo Mỹ chạm đáy 3 năm do căng thẳng thương mại. Bên cạnh đó, thông tin một số sản phẩm thép Việt Nam có thể bị điều tra chống lẩn tránh thuế CBPG, CTC khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại.
thi truong hang hoa 216 thep viet co the bi my dieu tra cbpg ctc Thị trường hàng hóa (20/6) Philippines tiếp tục nhập khẩu gạo, giá bí đao giảm mạnh
thi truong hang hoa 216 thep viet co the bi my dieu tra cbpg ctc Thị trường hàng hóa 19/6: Sản lượng thịt heo 2018 tăng nhẹ, giá sữa thấp hơn nước lọc
thi truong hang hoa 216 thep viet co the bi my dieu tra cbpg ctc Thị trường hàng hóa (18/6): Bộ Công Thương lên tiếng chênh lệch giá heo hơi và heo bán lẻ, ngành dừa lao đao

1. Một số sản phẩm thép Việt có thể bị điều tra chống lẩn tránh thuế CBPG, CTC

Ngày 12/6, một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Mỹ đã nộp đơn yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều tra và áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) đối với một số sản phẩm thép được nhập khẩu từ Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết.

Cụ thể, nguyên đơn cáo buộc rằng sau khi Mỹ tiến hành điều tra CBPG và CTC vào năm 2015, lượng nhập khẩu thép carbon chống ăn mòn và thép cán nguội từ Hàn Quốc và Đài Loan giảm nhưng nhập khẩu từ Việt Nam lại tăng mạnh. Cũng theo phía Mỹ, Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng từ hai quốc gia này để sản xuất sản phẩm bị điều tra, và việc sản xuất này không được coi là chuyển đổi đáng kể.

2. Việt Nam nổi lên như trung tâm sản xuất vải jeans

Ngành dệt may Việt Nam vốn bị nút thắt cổ chai trong khâu dệt và vải, nhưng mảng vài Denim và jeans thì lại khác.

Tỉ lệ nội địa hoá của loại vải này hiện lên đến 55-60%. Hiện các sản phẩm vải Denim đang được sản xuất khá nhiều tại Việt Nam từ các công ty trong nước và FDI. Các Công ty Việt Nam đang sản xuất khà nhiều vải Denim như, Phú Cường, Thiên Nam, Việt Hồng, Tường Long, Tổng Công ty Phong Phú…

Các Công ty FDI như, Hyosung của Hàn Quốc, Texhong của Trung Quốc cũng đầu tư hàng chục triệu cọc sợi vỉ Denim tại Việt Nam, Saitek… Dự án vải Denim liên doanh giữa Tập đoàn TCE (Hàn Quốc), Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Nam.

Các Công ty Dệt may của Việt Nam cũng đầu tư rất bài bản. Cụ thể, Tổng Công ty Phong Phú trước đây đầu tư Denim thoi nhưng giờ đã chuyển sang đầu tư denim dệt kim khá tân tiến và chất lượng cao. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, vài Denim của Phong Phú còn xuất khẩu nhiều nước với giá cao.

3. Vỡ mộng đại dự án cao su

Từ hàng chục năm trước, do được mệnh danh "vàng trắng" nên hàng loạt doanh nghiệp (DN) đua nhau xin dự án để trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Các dự án này được DN vẽ ra như bức tranh đẹp nên tỉnh đồng ý cho chuyển đổi hàng chục ngàn hecta rừng "nghèo" để trồng cao su.

Thực hiện chủ trương phát triển cây cao su vùng Tây Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, UBND tỉnh Gai Lai đã cho phép 16 DN triển khai 44 dự án trồng cây cao su. Tổng diện tích được cho phép chuyển đổi sang trồng cây cao su là 32.405,5 ha. Trong đó, 29.188 ha đất có rừng tự nhiên và 3.217,5 ha chưa có rừng. Tỉnh đã thu hồi 1322,8 ha giao cho đơn vị khác quản lý. Diện tích đã trồng cây cao su 25.346,4 ha, trong đó có tới 49,95% cây chết, kém phát triển.

Hàng ngàn hecta rừng tự nhiên đã bị bức tử để nhường chỗ cho doanh nghiệp trồng cây cao su nhưng sau đó, cây chết hoặc kém phát triển, doanh nghiệp lại tìm cách chuyển đổi sang cây trồng khác.

4. EU chính thức áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào ngày 22/6

Hôm thứ Tư (20/6), Ủy ban châu Âu cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu áp thuế 25% đối với hàng loạt hàng hóa từ Mỹ vào ngày thứ Sáu (22/6), động thái nhằm đáp trả lại thuế quan Mỹ áp lên thép và nhôm của EU.

Cụ thể, Ủy ban chính thức áp thuế đối với 2,8 tỷ euro (tương đương 3,2 tỷ USD) giá trị hàng hóa Mỹ, gồm cả các sản phẩm thép và nhôm, sản phẩm nông nghiệp như ngô ngọt và đậu, rượu bourbon, quần jeans và xe máy.

Động thái này xác nhận việc tranh chấp trả đũa có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh thương mại, đặc biệt nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện lời đe dọa của mình đối với ô tô từ châu Âu.

5. Thế giới thừa đường, Ấn Độ chỉ có thể xuất khẩu được 1/4 lượng đường hạn ngạch của chính phủ

Reuters cho biết Ấn Độ có thể xuất khẩu 500.000 tấn đường tương đương 25% hạn ngạch trong niên vụ 2017/2018. Ấn Độ hiện là quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai thế giới. Việc nước này giảm xuất khẩu sẽ là nhân tố quan trọng giúp hỗ trợ giá đường thế giới vốn đang ở mức rất thấp.

Abinash Verma, Tổng giám đốc Hiệp hội các Nhà máy đường (ISMA) cho hay: “Các nhà máy tỏ ra không mấy mặn mà trong việc xuất khẩu khi giá đường thị trường nội địa vẫn thấp”.

Giá đường đang được bán khoảng 31.000 rupee/tấn (tương đương 456 USD/tấn) trong khi đó, giá đường xuất khẩu chưa đến 21.000 rupee/tấn, một thương lái cho hay.

6. Căng thẳng thương mại khiến lợi nhuận các nhà đóng gói thịt heo của Mỹ chạm đáy 3 năm

Theo các chuyên gia phân tích và nhà kinh tế, lợi nhuận của một số nhà chế biến thịt lợn lớn nhất của Mỹ gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm qua, vì giá heo tăng và lo ngại về thương mại với Trung Quốc và Mexico.

Theo đó, các nhà đóng gói, gồm cả công ty Tyson Foods và Smithfield Foods, có thể ngăn việc lợi nhuận giảm xuống bằng cách trả ít hơn cho người chă nuôi heo trong khi tăng giá thịt heo bán buôn.

Tuy nhiên, một lựa chọn khác là giảm chi phí đầu vào bằng cách cắt giảm các hoạt động của nhà máy, được coi là một đề xuất khó khăn trong bối cảnh số lượng heo hơi bị thắt chặt theo mùa và bốn nhà máy mới cạnh tranh để giành thị phần.

Tính toàn từ công ty phân tích HedgersEdge.com có trụ sở tại Colorado chỉ ra, trong tuần kết thúc vào ngày 15/6, các nhà đóng gói thịt heo của Mỹ đã mất khoảng 5,41 USD cho mỗi con heo đã được chế biến. Đây là khoản lỗ lớn nhất kể từ khi mức lỗ trung bình 7,31 USD được ghi nhận trong tuần kết thúc vào ngày 11/5/2015.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Quỳnh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.