Thế giới thừa đường, Ấn Độ chỉ có thể xuất khẩu được 1/4 lượng đường hạn ngạch của chính phủ
Sản lượng đường Ấn Độ vụ mùa tới dự báo sẽ phá kỷ lục | |
Ấn Độ - Kẻ thù của giá đường | |
Xuất khẩu đường của Ấn Độ có thể lên cao nhất trong 4 năm nhờ sản lượng đạt kỷ lục |
Reuters cho biết Ấn Độ có thể xuất khẩu 500.000 tấn đường tương đương 25% hạn ngạch trong niên vụ 2017/2018. Ấn Độ hiện là quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai thế giới. Việc nước này giảm xuất khẩu sẽ là nhân tố quan trọng giúp hỗ trợ giá đường thế giới vốn đang ở mức rất thấp.
Thế giới thừa đường, Ấn Độ chỉ có thể xuất khẩu được 1/4 lượng đường hạn ngạch của chính phủ |
Abinash Verma, Tổng giám đốc Hiệp hội các Nhà máy đường (ISMA) cho hay: “Các nhà máy tỏ ra không mấy mặn mà trong việc xuất khẩu khi giá đường thị trường nội địa vẫn thấp”.
Giá đường đang được bán khoảng 31.000 rupee/tấn (tương đương 456 USD/tấn) trong khi đó, giá đường xuất khẩu chưa đến 21.000 rupee/tấn, một thương lái cho hay.
Giá đường nội địa tăng khoảng 20% trong một tháng do chính phủ đưa ra chính sách hỗ trợ các nhà máy đường và nông dân trồng mía.
Đầu tháng 6, chính phủ đã điều chỉnh giá sàn đối với đường là 29.000 rupee/tấn và quyết định tăng kho dự trữ lên 3 triệu tấn nhằm “hấp thụ” nguồn cung đường dư thừa trên thị trường.
Trong tháng 3, Ấn Độ yêu cầu các nhà máy xuất khẩu 2 triệu tấn đường và ấn định hạn ngạch xuất khẩu cho từng nhà máy.
Tuy nhiên, chỉ một vài nhà máy ký được hợp đồng mới. Nhiều thương lái cho rằng Ấn Độ chỉ có thể xuất khẩu được 500.000 tấn đường trong năm kinh doanh (kết thúc vào 30/9). Con số này đã bao gồm 175.000 tấn đường mà Ấn Độ cam kết bán cho Myanmar, Sri Lanka và một số nước châu Phi.
Một nhà máy đường tại bang Maharashtra cho rằng nỗ lực đẩy giá đường của chính phủ sẽ “đổ bể” nếu như tồn kho không giảm.
Năm nay, Ấn Độ sản xuất được 32 triệu tấn đường so với mức tiêu thụ chỉ 25 triệu tấn trong khi sản lượng được dự báo sẽ còn tăng hơn nữa.
Ông Verma cho hay: “Vấn đề lớn nhất của ngành đường là tồn kho quá lớn, dự báo tăng lên tới 10 triệu tấn tính đến 1/10 và chỉ có thể giải quyết bằng xuất khẩu”.
Xem thêm |