|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sản lượng đường Ấn Độ vụ mùa tới dự báo sẽ phá kỷ lục

17:20 | 01/06/2018
Chia sẻ
Sản lượng đường Ấn Độ có thể đạt kỷ lục trong niên vụ tới mặc dù giá đường liên tục giảm và khoản nợ thanh toán tiền mía cho nông dân lên tới 200 triệu rupee (tương đương 2,96 tỷ USD).
san luong duong an do vu mua toi du bao se pha ky luc Ấn Độ - Kẻ thù của giá đường
san luong duong an do vu mua toi du bao se pha ky luc Giá khó phục hồi trong năm nay, ngành mía đường nên chuyển hướng thế nào?
san luong duong an do vu mua toi du bao se pha ky luc Giá đường tháng 4 tiếp tục giảm mạnh, tồn kho gần chạm mốc 700.000 tấn

Anh Mohan Sawant, một nông dân trồng mía cho hay vụ mùa tới (bắt đầu từ ngày 1/10) sẽ tiếp tục trồng mía do lợi nhuận dự kiến sẽ cao hơn so với trồng các loại cây thay thế khác như lúa mạch.

san luong duong an do vu mua toi du bao se pha ky luc
Sản lượng đường Ấn Độ vụ mùa tới dự báo sẽ phá kỷ lục. Ảnh minh họa

“Trồng mía đem lại lợi nhuận cao hơn. Tôi thà đợi để được thanh toán tiền mía hơn là chấp nhận trồng loại cây khác có giá trị thấp”, ông Sawant cho hay.

Nhiều quan chức và thương lái cho rằng việc nông dân tiếp tục trồng mía có thể đẩy sản lượng đường phá kỷ lục trong niên vụ tới. Mặc dù vậy, họ cho biết còn quá sớm để ước tính sản lượng niên vụ sắp tới sẽ vượt mức kỷ lục dự kiến trong năm nay bao nhiêu tấn. Sản lượng đường Ấn Độ dự báo sẽ đạt 32 triệu tấn.

“Hiện tại rất khó để đưa ra con số chính xác, tuy nhiên, sản lượng đường năm tới chắc chắn sẽ cao hơn năm nay”, ông Prakash Naiknavare, Giám đốc Điều hành, Hiệp hội Các nhà máy đường nhận định.

Việc sản lượng đường Ấn Độ tăng càng khiến tình trạng thừa cung thêm trầm trọng, có thể khiến nước này phải tăng cường xuất khẩu và gây áp lực lên giá đường vốn đang ở mức rất thấp. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, giá đường giảm tới 17%.

Theo số liệu chính thức, tính đến hết tuần trước, diện tích canh tác mía đạt 4,87 triệu ha, cao hơn so với mức 4,79 triệu ha cùng kỳ năm ngoái.

Giá đường giảm trong suốt một quý qua xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2015 do thừa cung khiến nhiều nhà máy khó lòng trả tiền mía đúng hạn cho nông dân, theo ông B.B. Thombre, chủ tịch Hiệp hội Đường Tây Ấn.

Số nợ thanh toán tiền mía của các nhà máy đã lên tới 200 triệu rupee (tương đương 2,96 tỷ USD). Một số số nhà máy phải xin “khất” tiền mía tới 4 tháng. Chính phủ nước này đang phân bổ 15,4 tỷ rupee để hỗ trợ các nhà máy chi trả tiền mía cho nông dân.

Hồi tháng 3, Ấn Độ cho phép các nhà máy xuất khẩu 2 triệu tấn đường nhằm giảm tồn kho và hỗ trợ giá trong nước. Tuy nhiên, việc xuất khẩu đường với số lượng lớn gặp khó khăn do giá đường quá thấp.

Theo ông Ashok Jain, Chủ tịch Hiệp hội Mua bán đường Bombay cho hay xuất khẩu đường cần được tăng cường với sự giúp đỡ từ phía chính phủ nhằm giảm lượng đường tồn kho.

Ấn Độ bước vào vụ mùa mới với lượng tồn kho đường lên tới 11 triệu tấn.

Tuy nhiên, việc tăng cường xuất khẩu đường của Ấn Độ có thể gặp khó khăn do các đối thủ Brazil và Australia đang mở một cuộc điều tra liệu Ấn Độ có vi phạm luật của WTO hay không.

Dư thừa đường toàn cầu niên vụ 2017 - 2018 được Tổ chức Đường Thế giới dự đoán sẽ lên tới 10,51 triệu tấn, gấp đôi so với mức ước tính trước đó là 5,25 triệu tấn.

Xem thêm

Đức Quỳnh