|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thẻ liên kết thương hiệu (Co-Branded Card) là gì? Ví dụ về thẻ liên kết thương hiệu

15:33 | 14/02/2020
Chia sẻ
Thẻ liên kết thương hiệu (tiếng Anh: Co-Branded Card) là thẻ tín dụng mà nhà bán lẻ của người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ ban hành và có sự hợp tác với một công ty phát hành thẻ tín dụng hoặc nhà mạng thẻ cụ thể.
Thẻ liên kết thương hiệu (Co-Branded Card) là gì? Ví dụ về thẻ liên kết thương hiệu - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Pittsburgh Post-Gazett)

Thẻ liên kết thương hiệu

Khái niệm

Thẻ liên kết thương hiệu trong tiếng Anh là Co-Branded Card.

Thẻ liên kết thương hiệu là thẻ tín dụng mà nhà bán lẻ của người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ ban hành và có sự hợp tác với một công ty phát hành thẻ tín dụng hoặc nhà mạng thẻ cụ thể. Thường mang logo của cả công ty thẻ tín dụng và nhà bán lẻ, thẻ liên kết thương hiệu có các chương trình như giảm giá hàng hóa, tích điểm hoặc được tặng phần thưởng khi được liên kết với hãng tài trợ, chúng cũng có thể được sử dụng ở bất cứ nơi nào thẻ đó được chấp nhận.

Các mối liên kết đối với loại thẻ này là một phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhà bán lẻ, thu hút những khách hàng chưa quan tâm đến thẻ tín dụng của cửa hàng thông thường. Chúng cũng được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức hoặc nhóm quan hệ khác.

Thẻ tín dụng liên kết thương hiệu được tài trợ bởi hai bên. Một bên tiêu biểu là các hãng bán lẻ chẳng hạn như cửa hàng bách hóa, nhà bán lẻ gas hoặc hãng hàng không. Bên còn lại là ngân hàng hoặc các nhà mạng thẻ như VisaMasterCard, Discover hoặc American Express.

Với thẻ tín dụng liên kết thương hiệu, chủ thẻ có thể được giảm giá hàng hóa hoặc tích điểm thưởng khi mua từ các hãng tài trợ, nhưng cũng có thể sử dụng thẻ cho bất kì nhà bán lẻ nào khác chấp nhận thẻ từ ngân hàng hoặc nhà mạng thẻ này.

Ví dụ về thẻ liên kết thương hiệu

Thẻ liên kết thương hiệu đầu tiên xuất hiện từ những năm 1980, khi các hãng hàng không bắt đầu hợp tác với các ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ để ban hành các loại thẻ tín dụng tích điểm cho hành khách cứ mỗi một dặm bay.

Tất nhiên, các loại thẻ nhựa này vẫn rất phổ biến cho đến ngày nay, ví dụ như thẻ MasterCard của American Airlines được cung cấp bởi ngân hàng Barclay; thẻ Visa của United Airlines qua ngân hàng Chase; và thẻ Delta Skymiles American Express.

Các khách sạn cũng sớm theo sau xu hướng sử dụng loại thẻ này để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Trên thực tế, các phân khúc hàng không và khách sạn chiếm 28% các chương trình thẻ tín dụng liên kết thương hiệu, theo Co-Branded and Affinity Cards in the U.S., 6th Edition, một báo cáo do công ty nghiên cứu thị trường Packaged Fact phát hành.

Một ví dụ khác bao gồm các thẻ được phát hành nhân danh cho một tổ chức hoặc cơ quan, được biết đến trong thương mại là thẻ của nhóm ái hữu. Nhóm ái hữu bao gồm các tổ chức thể thao như Nascar cho đến các trường đại học, ngoài việc cung cấp các đặc quyền, nhóm còn có mục đích khác là tạo cho người dùng cảm giác trung thành và thân thuộc.

Ví dụ như thẻ Harvard Alumni MasterCard có nhiều hình ảnh thẻ khác nhau, với mặt trước in khuôn viên trường đại học Harvard.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tường Vy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.