Thế giới thứ nhất (First World) là gì? Một số tranh cãi về việc phân chia các quốc gia
Thế giới thứ nhất
Khái niệm
Thế giới thứ nhất trong tiếng Anh là First World.
Như đã được định nghĩa trong Chiến tranh lạnh, thuật ngữ "thế giới thứ nhất" đề cập đến quốc gia liên kết với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác để chống đối Liên Xô cũ và các nước đồng minh. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, việc sử dụng thuật ngữ này phần lớn đã thay đổi.
Hiện nay, thuật ngữ thế giới thứ nhất đã được sử dụng để mô tả một nước phát triển và công nghiệp hóa, nó được đặc trưng bởi sự ổn định chính trị, dân chủ, pháp trị, nền kinh tế tư bản, sự ổn định kinh tế và mức sống cao. Có các số liệu khác nhau được dùng để xác định các quốc gia thuộc thế giới thứ nhất, bao gồm GDP, GNP và tỉ lệ biết chữ.
Chỉ số phát triển con người (HDI) cũng là một chỉ số quan trọng trong việc xác định quốc gia nào thuộc thế giới thứ nhất.
Các nước thế giới thứ nhất có tiền tệ ổn định và thị trường tài chính mạnh, khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Một số quốc gia thuộc thế giới thứ nhất là Mỹ, Canada, Australia, New Zealand, Nhật Bản và các nước Tây Âu.
Cách thức để xác định quốc gia nào thuộc thế giới thứ nhất có thể thay đổi tùy thuộc vào quan điểm. Ví dụ, một quốc gia thuộc thế giới thứ nhất có thể được mô tả là phù hợp hoặc hòa đồng với các nước phương Tây, công nghiệp hóa cao, có tỉ lệ nghèo đói tương đối thấp và khả năng tiếp cận cao đối với các nguồn tài nguyên và cơ sở hạ tầng hiện đại.
Các tranh cãi về việc sử dụng thuật ngữ "thế giới thứ nhất"
Có một số tranh cãi liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ "thế giới thứ nhất" để mô tả các quốc gia dân chủ, hiện đại hóa so với các nước đang phát triển và những nước có chế độ chính trị không phù hợp với các quốc gia phương Tây. Có thể có xu hướng sử dụng cụm từ này như một cách để phân loại một số quốc gia với các quốc gia khác về ý nghĩa địa chính trị.
Những ý kiến như vậy có thể dẫn đến căng thẳng, gây chia rẽ trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là khi các nước đang phát triển tìm cách đàm phán với các nước được gọi là "thế giới thứ nhất" hoặc kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ cho các mục tiêu của họ.
Không có gì lạ khi các nước thế giới thứ nhất thúc đẩy các chính sách quốc tế, đặc biệt là từ góc độ kinh tế, đồng thuận với các ngành công nghiệp và thương mại của họ để bảo vệ hoặc tăng cường sự giàu mạnh và ổn định của họ. Điều này có thể gồm các nỗ lực ảnh hưởng đến các quyết định được đưa ra trong các diễn đàn như Liên Hợp Quốc (UN) hoặc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Để được xác định là một nước thứ giới thứ nhất không nhất thiết là khi nước đó tiếp cận được với những thứ xa xỉ hoặc nguồn tài nguyên nhất định. Ví dụ, sản xuất dầu là một ngành công nghiệp chủ lực ở nhiều quốc gia nhưng trong lịch sử thì họ chưa được coi là nước thế giới thứ nhất. Brazil đóng góp một lượng dầu đáng kể cho tổng cung thế giới, cùng với các hình thức sản xuất khác; tuy nhiên, đất nước này được công nhận là một nước đang phát triển và công nghiệp hóa thay vì là nước thế giới thứ nhất.
Mô hình phân chia lỗi thời
Có một ý kiến được đưa ra rằng, mô hình phân chia các quốc gia trên thế giới thành ba thế giới đại diện cho một viễn cảnh cổ xưa và lỗi thời. Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đã trở thành siêu cường quốc duy nhất trên thế giới. Ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận hoặc đang trong quá trình áp dụng chế độ dân chủ và chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ. Những nước ngày không nghèo khó cũng không giàu có. Pháp trị và dân chủ là những đặc điểm nhận dạng của họ. Như vậy, sẽ trái ngược với lẽ thường khi mô tả họ là các nước thuộc thế giới thứ ba. Ví dụ về các nước này là Brazil và Ấn Độ.
Một số nước thế giới thứ nhất cũng có các khu vực nghèo đói - các khu vực có điều kiện tương đương với các nước được mô tả là thế giới thứ ba. Ví dụ, cư dân ở nông thôn Mỹ sống trong sự nghèo đói nặng nề. Ngay cả một số khu đất nhất định tại các thành phố lớn, như South Side ở Chicago, là nơi sinh sống của những người vô cùng nghèo.
Định nghĩa trước đây về thế giới thứ nhất là một nước không liên kết với Mỹ cũng đã dẫn đến việc một số nước bị xếp vào thế giới thứ ba. Đất nước giàu dầu mỏ Saudi Arabia, có thu nhập bình quân đầu người cao hơn nước thế giới nhất Thổ Nhĩ Kỳ, được coi là một nước thuộc thế giới thứ ba.
(Theo Investopedia)