|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thảm họa nhân đạo tại Ấn Độ sau lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19

10:58 | 31/03/2020
Chia sẻ
Quyết định phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát tại Ấn Độ đã trở thành một thảm họa nhân đạo với hàng triệu lao động nhập cư khi họ phải tìm mọi cách để trở về quê.

Ấn Độ đã tuyên bố phong tỏa đất nước kéo dài 21 ngày để ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát khi nước này đã ghi nhận hơn 1.200 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và 32 ca tử vong.

Quyết định phong tỏa đã khiến hàng triệu lao động nhập cư ở các thành phố lớn tại Ấn Độ bị mất việc làm và không được trả lương.

Việc ngừng tất cả phương tiện giao thông cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn lao động Ấn Độ phải tìm cách chạy từ các thành phố về quê bằng cách đi bộ.

Điều này đã khiến cho việc phong tỏa đất nước nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 trở thành một thảm họa nhân đạo.

Thảm họa nhân đạo tại Ấn Độ sau lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Người dân chen chúc trên các chuyến xe bus về quê. (Nguồn: peoplesdispatch.org)

Hàng nghìn người dân tại Ấn Độ phải đi bộ trên quãng đường dài hàng trăm kilometre chỉ với lượng lương thực ít ỏi.

Anh Rajneesh, một thợ sửa xe 26 tuổi cho biết anh phải đi bộ 250km để về nhà ở Uttar Pradesh.

Hành trình này kéo dài khoảng 4 ngày và anh này thừa nhận họ có thể chết trên đường đi bộ về nhà trước khi virus SARS-CoV-2 tác động đến họ.

Nhiều người đã kiệt sức và thiệt mạng trên quãng đường trở về nhà hay bị tai nạn khi đi bộ trên những con đường vào đêm tối.

Một lựa chọn khác cho những người này là sử dụng phương tiện công cộng nhưng đây cũng là một cơn ác mộng đối với họ.

Hàng trăm nghìn lao động phải chen chúc nhau ở một bến xe bus chính ở thành phố Delhi để tìm cách lên một chuyến xe về quê.

Nguyễn Viễn

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.