Sáng 24/12, tròn một năm khép lại đại án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn một, 17 người tiếp tục bị xét xử vì sai phạm trong việc tổ chức cách ly tại Thái Nguyên, Quảng Nam và Hải Dương.
Bị tòa phúc thẩm đánh giá "liên quan tất cả bị cáo, bản án chỗ nào cũng có tên", cựu chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt phủ nhận chủ mưu, nói phải "một mình khắc phục hậu quả là chưa hợp lý".
Những dòng người xếp hàng dài chờ đợi bên ngoài các nhà hàng, các toa tàu điện ngầm đông đúc, máy móc hoạt động trong các nhà máy và trên các công trường xây dựng, đều là những dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc đang thoát khỏi cái bóng COVID-19 và có khởi đầu suôn sẻ trong năm 2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện số 05 về tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, đặc biệt ứng phó với biến thể XBB.1.5.
Khách du lịch Trung Quốc đã có thể đi ra nước ngoài mà không phải cách ly khi trở về kể từ ngày 8/1. Tuy nhiên, một số quy định phòng dịch, chi phí đắt đỏ khiến quá trình phục hồi ngành du lịch quốc tế phải mất nhiều thời gian.
Kỳ "Xuân vận" năm 2023 là lần đầu tiên sau ba năm người dân Trung Quốc được đi lại tự do. Chính quyền Trung Quốc đã cố gắng chuẩn bị cho kịch bản số lượng ca nhiễm tăng nhanh khi người dân về quê đón Tết.
Chủng Omicron XBB.1.5 mới có khả năng né miễn dịch và liên kết tế bảo hiệu quả đang lây lan nhanh chóng, và trở thành biến thể chủ đạo tại Mỹ chỉ trong thời gian ngắn.
Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và tư nhân trong lĩnh vực ăn uống và du lịch, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19.
Theo ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Việt Nam mở cửa lại sau COVID-19 rất sớm song vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, ngành dịch vụ du lịch-hàng không chưa phục hồi như kỳ vọng.
Các biện pháp mới được Bắc Kinh công bố đã nới lỏng đáng kể chính sách phòng dịch, bao gồm cho phép tự cách ly, giảm tần suất xét nghiệm, bỏ yêu cầu khai báo y tế ...
Tổng Giám đốc điều hành nền tảng thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc JD.com, ông Xu Lei, cho biết mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra 20 hướng dẫn nhằm nới lỏng chiến lược phòng dịch nghiêm ngặt mang tên “Zero COVID”, song vẫn chưa ai biết thời điểm nào nền kinh tế và lĩnh vực tiêu dùng sẽ phục hồi hay mức độ phục hồi sẽ mạnh đến mức nào.
Những tín hiệu chính sách của Bắc Kinh về việc nới lỏng Zero COVID và hỗ trợ ngành bất động sản đã khiến thị trường Trung Quốc phản ứng tích cực. Tuy vậy, các chuyên gia cảnh báo rằng những chính sách trên cần nhiều thời gian để tạo ra tác động thực sự tới nền kinh tế.
Diễn biến dịch Covid-19 hôm nay: cập nhật tình hình trong nước mới nhất
Hôm nay, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đã yêu cầu huyện Đông Anh đóng cửa các nhà hàng karaoke, spa trong địa bàn.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, hôm nay, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Hà Nội đã làm việc với BCĐ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 huyện Đông Anh về công tác quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn huyện.
Theo đó, Phó Chủ tịch TP đã yêu cầu các nhà hàng karaoke, spa trong địa bàn huyện đóng cửa từ thời điểm này; đối với các nhà hàng, quán ăn cần thực hiện việc giãn cách và bố trí các phương tiện chủ động phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Đồng thời, huyện đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là thực hiện tốt thông điệp "5K".
Tính đến hiện tại, đã ghi nhận ba trường hợp mắc COVID-19 đều làm việc tại nhà máy Z153 - Cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng trên địa bàn huyện Đông Anh, gồm bệnh nhân số 1694 cư trú tại Xuân Phương, Nam Từ Liêm, bệnh nhân Đ.N.A có địa chỉ ở huyện Mê Linh và bệnh nhân N.V.H có địa chỉ Phan Xá, Uy Nỗ, Đông Anh.
Đã có 5 người nhà của bệnh nhân 1694 được xác định dương tính với COVID-19; Hai ca bệnh còn lại là F1 của BN1694.
Ngay khi được thông báo kết quả xét nghiệm, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của huyện đã vào cuộc quyết liệt xử lý dịch bệnh, điều tra, thần tốc truy vết các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân, lấy mẫu xét nghiệm cho các đối tượng tiếp xúc gần.
Toàn bộ dân cư liên quan nhà máy Z153 đã được huyện tổ chức lập chốt kiểm tra, hạn chế tối đa hoạt động ra vào. Riêng nhà máy Z153 đã bị phong tỏa, nhà máy có 400 công nhân, trong đó 57 người đã được đưa đi cách ly còn lại hơn 300 người đang ở trong nhà máy và đã lấy mẫu toàn bộ để xét nghiệm.
WHO cũng đã công bố tên chủng virus corona mới gây ra dịch viêm phổi cấp là "Covid-19" ("co" là viết tắt của corona, "vi" là virus và "d" là disease -dịch bệnh).
Diễn biến dịch covid-19 trong nước mới nhất ngày hôm nay:
Bộ trưởng Y tế Nhật Bản cho biết trong số 53 kết quả xét nghiệm mới những người trên du thuyền Diamond Princess, 39 người đã bị phát hiện dương tính.
Việt Nam có 717 bệnh nhân COVID-19
Theo cập nhật từ Bộ Y tế, sáng nay (6/8) Việt Nam đã ghi nhận thêm 4 ca mắc mới đều liên quan đến Đà Nẵng, trong đó tại Quảng Nam 3 ca, Hà Nội 1 ca. Việt Nam hiện có 717 bệnh nhân COVID-19.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách li) là 170.457.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 381/717 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 53,1% tổng số ca bệnh COVID-19 trong cả nước.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ, hiện có 33 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 295 bệnh nhân dương tính với COVID-19. Số trường hợp tử vong: 8 ca.
Dịch COVID-19 thế giới: Gần 19 triệu ca mắc toàn cầu, Australia báo cáo số ca tử vong trong 24 giờ cao kỉ lục
Trên toàn thế giới, theo cập nhật từ trang Worldometers, tính đến 7h sáng nay 5/8, toàn thế giới có tổng cộng 18.939.540 ca mắc COVID-19, trong đó có 709.700 người tử vong và 12.085.632 bệnh nhân phục hồi.
Đến nay, 215 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có hai tàu du lịch) trên toàn cầu xác nhận trường hợp mắc COVID-19.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã vượt xa mốc 4 triệu ca nhiễm COVID-19, cụ thể là 4.968.786 (chiếm 26,26% số ca nhiễm toàn cầu), sau khi ghi nhận thêm 50.366 ca trong 24 giờ qua. Đồng thời, số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 1.281 ca, nâng tổng số lên 161.511.
Từ hồi tháng 6, Mỹ đã chứng kiến các ca nhiễm mới tăng nhanh trở lại và hiện các ca tử vong cũng có dấu hiệu tăng cao, dẫn tới tình trạng quá tải tại bệnh viện và nhà xác, và phòng thí nghiệm xét nghiệm.
Các điểm nóng về COVID-19 ở Mỹ vẫn báo cáo số ca nhiễm mới tăng mạnh, với 5.409 ca ở Florida, 7.797 ca ở Texas và 4.727 ca ở California. Một số bang khác cũng bắt đầu nổi lên như Georgia ghi nhận thêm 3.765 ca, Arizona 1.698 ca, Louisiana 1.482 ca.
Guardian dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Mỹ đang "làm tốt như bất kì quốc gia nào khác" và phản đối các lệnh phong toả để kiểm soát dịch bệnh lây lan.
Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh và là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Giới chức ghi nhận thêm số ca nhiễm mới và ca tử vong do COVID-19 là 50.796 và 1.192 ca, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là 2.858.872 và 97.288.
Theo thống kê, số ca nhiễm mới và tử vong đang có xu hướng tăng.
Ấn Độ hiện đứng thứ ba thế giới và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc COVID-19 với 1.963.239 ca nhiễm và 40.739 ca tử vong, tăng lần lượt 56.626 và 919 so với ngày hôm trước.
Theo thống kê, số ca nhiễm mới của Ấn Độ càng ngày càng tăng. Về số ca tử vong, Ấn Độ đã vượt Itali, trở thành vùng dịch có số ca tử vong đứng thứ 5 thế giới chỉ xếp sau Mỹ, Brazil, Mexico, và Anh.
Nga, vùng dịch lớn thứ 4 trên thế giới, ghi nhận thêm 5.204 ca mắc và 139 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 866.627 trường hợp, trong đó 14.490 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm mới trong ngày của Nga đang chững lại ở mức 5.000-6.000 ca.
Đây là ngày thứ 41 liên tiếp nước này có số ca nhiễm mới trong một ngày của Nga dưới 7.000 kể từ cuối tháng 4.
Chính phủ Nga thông báo họ đã kiểm soát được đại dịch, nhưng vẫn sẵn sàng phương án đối phó đợt bùng phát thứ hai có thể diễn ra vào mùa thu và đặt mục tiêu khởi động sản xuất hàng loạt vắc xin COVID-19 vào tháng tới, tạo ra "vài triệu" liều mỗi tháng vào năm tới.
Nam Phi là nước có ca nhiễm COVID-19 cao thứ 5 thế giới. Cụ thể, tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này là 529.877 ca, trong đó, tổng số ca tử vong là 9.298.
Theo thống kê, số ca nhiễm mới hàng ngày tại nước này đang có xu hướng giảm nhẹ trong vài ngày nay.
Mexico đã vượt Peru trở thành nước có ca nhiễm COVID-19 cao thứ 6 thế giới, với tổng số ca nhiễm bệnh là 449.961 ca, trong đó có 48.869 ca tử vong - cao thứ 3 thế giới.
Theo thống kê, số ca nhiễm mới hàng ngày của nước này đang trên đà tăng.
Trung Quốc thông báo trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 27 ca nhiễm mới và không có thêm ca tử vong nào do COVID-19. Hiện Trung Quốc có tổng cộng 84.491 ca nhiễm, trong đó có 4.634 ca tử vong và 79.047 bệnh nhân được chữa khỏi.
Theo thống kê, số ca nhiễm mới hàng ngày tại Trung Quốc đang tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết nước này ghi nhận thêm 22 ca nhiễm nội địa (đều ở khu tự trị Tân Cương) và 5 ca ngoại nhập (2 ở thành phố Thượng Hải, 1 ở thành phố Bắc Kinh, 1 ở tỉnh Tứ Xuyên và 1 ở tỉnh Thiểm Tây).
Phần lớn ca nội địa được phát hiện ở khu tự trị Tân Cương, nơi một ổ dịch bùng phát ở thủ phủ Urumqi giữa tháng 7, và tỉnh Liêu Ninh do một ổ dịch xuất hiện hôm 24/7 ở thành phố Đại Liên.
Australia báo cáo thêm 714 ca nhiễm mới và 15 ca tử vong, nâng tổng số lên 19.444 ca nhiễm, trong đó có 247 người tử vong.
Số ca nhiễm mới hàng ngày của nước này tăng nhanh từ giữa tháng 6, số ca tử vong trong 24 giờ qua đạt mức cao kỉ lục kể từ khi dịch xuất hiện.
Toàn bộ 15 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua đều được ghi nhận ở bang Victoria - vùng dịch lớn nhất Australia.
Theo Straits Times, tại Victoria, chính quyền tiểu bang đã áp dụng lệnh giới nghiêm ban đêm, thắt chặt các hạn chế đi lại của người dân trên khắp Melbourne từ 2/8, và yêu cầu hầu hết các doanh nghiệp ngừng giao dịch từ tối thứ tư (5/6), tiếp tục giáng đòn mạnh vào nền kinh tế nước này.
Thủ tướng Victoria Daniel Andrew cho biết hôm qua (5/8) rằng những hạn chế sẽ được áp dụng tiếp theo bao gồm đóng cửa hầu hết các trung tâm chăm sóc trẻ em và mở rộng lệnh cấm các trường hợp phẫu thuật không cần thiết cho toàn tiểu bang để giải phóng các nguồn lực y tế cho đại dịch COVID-19.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp (2023 - 2024). Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất ngành chứng khoán trong năm qua như sự kiện nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục, hệ thống của VNDirect bị hacker quốc tế tấn công.