|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sự đình trệ (Stagnation) trong nền kinh tế là gì? Nguyên nhân gây ra đình trệ trong nền kinh tế

18:05 | 17/06/2020
Chia sẻ
Sự đình trệ kinh tế (tiếng Anh: Stagnation) chỉ hiện tượng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế thấp suốt một thời kì dài.
Sự đình trệ (Stagnation) trong nền kinh tế là gì? Nguyên nhân sự đình trệ trong nền kinh tế - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Your Training Edge

Sự đình trệ

Khái niệm

Sự đình trệ trong tiếng Anh là Stagnation.

Sự đình trệ kinh tế chỉ hiện tượng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế thấp suốt một thời kì dài. Sự đình trệ xảy ra khi kinh tế có mức độ tăng trưởng hàng năm thấp hơn 2-3% và tỉ lệ thất nghiệp đạt đỉnh điểm. Sự đình trệ có thể xảy ra ở mức kinh tế vĩ mô hoặc kinh tế vừa và nhỏ, trong một vài nền công nghiệp và công ty. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể xảy ra tạm thời giống như một sự suy thoái hay như một phần của điều kiện để phát triển lâu dài nền kinh tế.

Nguyên nhân sự đình trệ trong nền kinh tế

Sự đình trệ trong nền kinh tế xảy ra khi tổng lượng sản phẩm rơi vào tình trạng giảm, không thay đổi hoặc tăng trưởng chậm. Thất nghiệp kéo dài cũng là một đặc điểm của nền kinh tế bị đình trệ. Điều này dẫn đến sự ngưng trệ trong tốc độ phát triển nghề nghiệp và mức thu nhập, cùng với đó là làm thị trường chứng khoán "bốc hơi". Tình trạng này là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân.

Đình trệ theo chu kì

Sự đình trệ thi thoảng được xem như là một điều kiện tạm thời trong chu kì phát triển của nền kinh tế hoặc của riêng hộ kinh doanh. 

Vào cuối năm 2012, trong giai đoạn cuối của cuộc Đại suy thoái, các nhà hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã xem xét việc nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ ba là cực kì cần thiết để giúp Mĩ tránh được sự đình trệ trong nền kinh tế. Kiểu đình trệ này mang tính chu kì và tạm thời.

Những cú sốc trong nền kinh tế

Những sự kiện đặc biệt hoặc 'cú sốc' có thể là nguyên nhân của giai đoạn đình trệ trong nền kinh tế. Những điều này có thể mang tính ngắn hạn hoặc có tác động ảnh hưởng lâu dài tùy thuộc vào tính chất sự kiện đó hoặc khả năng phục hồi của nền kinh tế. Chiến tranh và đói nghèo là một trong những nguyên nhân khách quan điển hình. 

Cùng với đó, sự tăng bất ngờ trong giá dầu hoặc sự giảm trong nhu cầu xuất khẩu cũng có thể dẫn đến sự ngưng trệ của nền kinh tế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học – những người ủng hộ thuyết chu kì kinh tế thực tế cho rằng những giai đoạn biến động đó cũng giống như chu kì chậm phát triển của kinh tế.

Đình trệ theo cấu trúc

Một nền kinh tế đình trệ có thể là hệ quả của những điều kiện mang tính lâu dài và cấu trúc trong xã hội. Khi sự đình trệ xảy ra trong nền kinh tế ổn định, nó có thể kéo dài lâu hơn nếu nó là hệ quả của những 'cú sốc' trong nền kinh tế hoặc trong chu kì kinh doanh thông thường.

Tình trạng đình trệ có thể xảy ra trong cả nền kinh tế tiên tiến. Các nền kinh tế này bao gồm những đặc trưng nổi bật như tốc độ tăng trưởng dân số chậm, các tổ chức kinh doanh phát triển ổn định và chỉ số phát triển chậm. 

Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng loại đình trệ này luôn ở trạng thái đứng yên, và các nhà kinh tế học Keynes thì xem xét tình trạng này như một sự đình trệ mang tính chất thế kỉ của nền kinh tế tiên tiến. Các nhân tố mang tính thể chế như là tranh chấp quyền lực trong chính trị có thể gây ra tình trạng ngưng trệ. Việc Tây Âu đã trải qua giai đoạn đình trệ này trong suốt những năm 1970 và 1980 là một ví dụ điển hình.

Ngoài ra, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế kém và đang trong giai đoạn phát triển. Nguyên nhân là do thiếu sự cải cách trong tổ chức chính trị và và kinh tế, dẫn đến thiếu động lực phát triển. Thêm vào đó, các nền kinh tế mới xuất hiện hoặc kém phát triển có thể mắc kẹt trong trạng thái cân bằng do các nhân tố mang tính kinh tế hoặc tổ chức như là sự thiếu hụt tài nguyên hoặc thái độ vơ vét của các tổ chức quyền lực địa phương.

Các đặc trưng mang tính văn hóa và dân số cũng có thể là nguyên nhân của sự ngưng trệ. Một nền văn hóa với mức độ tin tưởng thấp có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế do họ không khích lệ sự tuân thủ luật lệ. Nếu dân số có dân trí thấp cùng với tầm nhận thức thấp, bệnh tật cao có thể sẽ có tốc độ phát triển kinh tế thấp hơn.

(Theo Investopedia)

Lê Huy